Nhựa sinh học là gì? Tại sao nó không không "xanh" như nhiều người nghĩ?

Trong thời gian gần đây rất nhiều người, tổ chức cho rằng việc biến đổi khí hậu phần lớn là do con người đã sản xuất quá nhiều, nhất là các dạng nhựa vốn có nguồn gốc từ dầu mỏ, làm tác động cực xấu đến môi trường, khí hậu và cả sức khoẻ của bản thân mình. Vậy nên khi nghe đến dạng nhựa mới có nguồn gốc từ thực vật và được gán mác có thể phân huỷ 100% chắc chắn sẽ đem lại cảm giác yên tâm hơn cho rất nhiều người. Nhưng có vẻ quảng cáo là vậy nhưng độ an toàn với môi trường thực sự không như những gì được giới thiệu.

Thị trường nhựa sinh học đang được đánh giá là 1 thị trường có tiềm năng phát triển lớn, nhất là khi ngày càng có nhiều người quan tâm hơn đến những tác động xấu của nhựa truyền thống lên môi trường và sức khoẻ. Rất nhiều nhà sản xuất nhựa lớn trên thế giới đã nắm bắt được tình hình và đưa ra những sản phẩm được quảng cáo là 100% có nguồn gốc thực vật, Coca-Cola là 1 trong những số đó khi họ giới thiệu loại chai nhựa sinh học vào năm ngoái.

Nhựa sinh học là gì? Tại sao nó không không xanh như nhiều người nghĩ?

Nhưng trên thực tế cụm từ "sinh học" trong nhựa sinh học chưa hề có 1 định nghĩa chuẩn nào cả. Nó chỉ là những dạng nhựa được sản xuất dựa trên các sản phẩm không có nguồn gốc từ dầu mỏ như ngô, lúa mì hoặc đơn giản hơn là các dạng nhựa có khả năng phân huỷ hay chuyển hoá thành phân hữu cơ. Trong định nghĩa này còn bao gồm cả những dạng nhựa có thành phần chính có nguồn gốc từ dầu mỏ mà phần sinh học chỉ chiếm 1 số nhỏ. Coca-Cola lại được đem ra làm ví dụ khi hãng này đã sản xuất các dạng chai chỉ chứa 30% nhựa từ cây mà vẫn gọi là Chai thực vật "Plant bottles" trong gần cả thập kỷ qua.

Một vấn đề khác là các dạng nhựa sinh học này không thể áp dụng cùng cách cho phân huỷ như nhựa truyền thống. Lý do bởi chúng có thể gây ô nhiễm các dạng nhựa khác và làm cho tất cả chỗ rác đó không thể tái chế được. Nhiều công ty như Greenware khoe khoang dạng chai nhựa của họ làm từ thực vật nhưng trong mục tái chế lại ghi là không thể chuyển hoá thành phân hữu cơ nếu chỉ dùng cách bình thường. Vậy nên có thể coi chiêu trò phân huỷ vô dụng với phần lớn người dùng bình thường bởi đến cả tại Mỹ mới chỉ có 27% dân số có khả năng tiếp cận và sử dụng cách phân huỷ thành phân hữu cơ chuyên nghiệp. Đó còn chưa nói cách sản xuất nếu không giám sát kỹ thì cũng vẫn tạo nên khí thải nhà kính tương đương với cách làm nhựa truyền thống. Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Science Direct cũng cho thấy nhựa sinh học cũng chứa các dạng hoá chất có hại bởi phải có chúng mới tạo được hình dáng sản phẩm. Và kết luận của nghiên cứu này là cả 2 dạng nhựa đều độc hại ngang nhau.

Nhựa sinh học là gì? Tại sao nó không không xanh như nhiều người nghĩ?

Thêm nữa, nhựa gì thì cũng là nhựa, và dù nhựa sinh học có thể phân huỷ nhanh hơn trong điều kiện lý tưởng thì khi đem xả bừa ra môi trường nó vẫn gây hại, đặc biệt là với động vật hoang dã. Cũng tương tự nhựa truyền thống, nhựa sinh học cũng vẫn phân tách ra các hạt vi nhựa và vẫn có nguy cơ gây hại nếu hấp thụ chúng 1 cách thụ động vào cơ thể. Cái vụ vi nhựa này trên tinhte cũng đã có rất nhiều bài cảnh báo về nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng lên động vật và cả con người nữa.

Nhựa sinh học là gì? Tại sao nó không không xanh như nhiều người nghĩ?

Kết luận được nhóm nghiên cứu này đưa ra là nhựa sinh học cũng chỉ là 1 cách đánh lạc hướng người dùng khỏi vấn đề lớn hơn mà loài người đang đối mặt. Đó là việc xả thải vô tội vạ và các đợt khủng hoảng do biến đổi khí hậu đang ngày 1 nhiều hơn. Việc thực sự cần làm là phải đưa ra được những giải pháp phát triển và mở rộng các hệ thống tái chế hay các hệ thống giúp tái sử dụng sản phẩm tốt hơn. Còn ở thời điểm hiện tại với sự sản xuất nửa vời và cố tình làm lẫn lộn khái niệm thì không đủ để có 1 sự thay đổi mang tính đột phá liên quan đến các sản phẩm về nhựa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cỗ máy thu hoạch cà chua hiệu quả bằng 150 người

Cỗ máy thu hoạch cà chua hiệu quả bằng 150 người

Bước vào mùa thu hoạch 1.000 ha cà chua, nông dân ở Tân Cương sử dụng cỗ máy hái quả chín thông minh giúp giảm thời gian lao động.

Đăng ngày: 07/08/2022
Tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh 5 ra đời như thế nào?

Tên lửa đẩy hạng nặng Trường Chinh 5 ra đời như thế nào?

Trải qua nhiều vụ nổ động cơ và thử nghiệm thất bại, tên lửa Trường Chinh 5 hiện đóng vai trò thiết yếu khi xây trạm vũ trụ mới.

Đăng ngày: 07/08/2022
Chiến thuyền của chiến binh Viking có gì đặc biệt?

Chiến thuyền của chiến binh Viking có gì đặc biệt?

Khác với nhiều nền văn minh, chiến binh người Viking đóng các chiến thuyền có phần thân nằm rất ít dưới mực nước. Nhờ đặc điểm này, thuyền chiến di chuyển nhanh qua khu vực nước nông, có thể tiến sâu vào lãnh thổ của quân địch.

Đăng ngày: 06/08/2022
Khi nào núi lửa trên Trái đất hết phun?

Khi nào núi lửa trên Trái đất hết phun?

Theo giới khoa học, núi lửa cuối cùng sẽ trở thành dĩ vãng trên Trái đất, do hành tinh này dường như tiếp tục nguội đi theo thời gian.

Đăng ngày: 06/08/2022
Con người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, chuyên gia: Thủ phạm là

Con người đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, chuyên gia: Thủ phạm là "gã khổng lồ" quen mặt

Các nhà khoa học mới đây cảnh báo rằng con người có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng chưa được khám phá hết

Đăng ngày: 05/08/2022
Khoa học chỉ đích danh chất bán dẫn tốt nhất từng được phát hiện ra

Khoa học chỉ đích danh chất bán dẫn tốt nhất từng được phát hiện ra

Vật liệu được cho là chất bán dẫn tốt nhất thế giới truyền được cả electron và lỗ trống điện tử, đồng thời dẫn nhiệt hiệu quả gấp 10 lần silicon.

Đăng ngày: 05/08/2022
Cây cầu lơ lửng giữa dòng nước với lối đi dẫn thẳng xuống

Cây cầu lơ lửng giữa dòng nước với lối đi dẫn thẳng xuống "thủy cung"

Nhìn từ xa, cây cầu như lơ lửng giữa dòng nước khiến nhiều người liên tưởng tới việc đi thẳng xuống " thủy cung" gặp "Long Vương".

Đăng ngày: 05/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News