Những ai không được tiêm vaccine Covid-19?

Việt Nam đang bước vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, một số nhóm người vẫn cần được cân nhắc khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Sáng 19/6, Bộ Y tế tổ chức buổi tập huấn trực tuyến tiêm chủng vaccine Covid-19 nhằm cập nhật hướng dẫn và đảm bảo an toàn trong chiến dịch sắp tới.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm, khẳng định phát hiện, phân loại người đủ điều kiện tiêm là nhiệm vụ quan trọng của nhân viên y tế, qua đó hạn chế tỷ lệ tai biến, nguy cơ mất an toàn cho người được tiêm.

Người đến tiêm sẽ được phân loại thành 4 nhóm: Người đủ điều kiện, người cần thận trọng, đối tượng phải trì hoãn và nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19.

Những ai không được tiêm vaccine Covid-19?
Một nhân viên làm việc tại Khu Công nghệ cao ở TP.HCM được tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch. (Ảnh: Duy Hiệu).

Người đủ điều kiện tiêm bao gồm:

  • Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Người không quá mẫn cảm với hoạt chất hoặc tá dược trong thành phần của vaccine.
  • Người không thuộc 3 nhóm còn lại.

Người cần thận trọng: Những trường hợp này cần được khám sàng lọc kỹ và tiêm tại cơ sở y tế đủ năng lực hồi sức cấp cứu.

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
  • Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
  • Người mất tri giác, năng lực hành vi.
  • Người trên 65 tuổi.
  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu.
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường về mạch, huyết áp, nhịp thở.

Người phải trì hoãn:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
  • Người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù...
  • Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Bệnh nhân từng mắc Covid-19 trong 6 tháng.
  • Phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Người không được tiêm:

  • Người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.
  • Người chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.

Các nhóm đối tượng này được quy định rõ trong Quyết định 2995 về Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 của Bộ Y tế vừa được đưa ra ngày 18/6.

Quyết định này được đưa ra nhằm cập nhật hướng dẫn trong bối cảnh sắp tới, bên cạnh AstraZeneca, Việt Nam có thể sẽ được tiếp cận với rất nhiều loại vaccine Covid-19 khác như Pfizer, Sputnik V, Sinopharm...

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vaccine Pfizer tạo ra

Vaccine Pfizer tạo ra "phép màu khoa học" như thế nào?

Chỉ trong nửa năm, Pfizer biến thử nghiệm thất bại ban đầu thành chiến dịch sản xuất vaccine thành công đột phá, được Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là " phép màu khoa học".

Đăng ngày: 19/06/2021
3 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19 của AstraZeneca

3 quan niệm sai lầm về vaccine Covid-19 của AstraZeneca

Quan niệm người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 sẽ không mắc bệnh có thể khiến chúng ta chủ quan. Nếu không tuân thủ quy định đã ban hành, nguy cơ bùng phát dịch là rất cao.

Đăng ngày: 16/06/2021
Thiết bị có thể

Thiết bị có thể "ngửi" được mùi người mắc Covid-19, chính xác 100%

Ở lần thử nghiệm thứ 2, máy phát hiện Covid-19 do hãng Robo Scientific chế tạo đã nhận biết chính xác 100% người mắc bệnh chỉ sau 15 phút thông qua mùi của họ.

Đăng ngày: 16/06/2021
Hiệu quả khác biệt của 4 loại vaccine Covid-19 nhập khẩu về Việt Nam

Hiệu quả khác biệt của 4 loại vaccine Covid-19 nhập khẩu về Việt Nam

Với mục tiêu tiếp cận nguồn vaccine nhanh nhất, sớm nhất, Chính phủ và Bộ Y tế đã đàm phán mua tổng cộng hơn 120 triệu liều từ Pfizer, Moderna, Sputnik V và AstraZeneca.

Đăng ngày: 14/06/2021
Vì sao nhiều nhân viên y tế đã tiêm vaccine Covid-19 vẫn mắc bệnh?

Vì sao nhiều nhân viên y tế đã tiêm vaccine Covid-19 vẫn mắc bệnh?

PGS-TS Trần Đắc Phu giải đáp về hiệu quả của vaccine Covid-19 sau khi nhiều nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã tiêm vaccine vẫn mắc Covid-19.

Đăng ngày: 14/06/2021
Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Sức tàn phá của virus có thể được so với uranium trong bom nguyên tử.

Đăng ngày: 13/06/2021
Giải pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước muối súc miệng của Bkav hoạt động như thế nào?

Giải pháp xét nghiệm Covid-19 bằng nước muối súc miệng của Bkav hoạt động như thế nào?

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng đã “gây bão” khi tiết lộ Bkav đang nghiên cứu thiết bi xét nghiệm Covid-19 qua nước muối sinh lý, kết quả có chỉ sau 10 giây.

Đăng ngày: 11/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News