Những bộ phận của cơ thể không nên dùng tay chạm vào

Một số vùng cấm trên cơ thể nếu bị chạm vào thường xuyên sẽ làm lây lan vi khuẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn.

1. Ống tai

Dùng tay để ngoáy tai có thể mang mầm bệnh vào trong tai.

Màng nhĩ trong tai vô cùng nhạy cảm với các vật nhọn. Chỉ cần một vật vô tình chạm mạnh vào tai đều có thể gây thủng mảng nhĩ dẫn tới tai bị điếc hoàn toàn. Bên cạnh đó những thứ mà bạn đưa vào tai có thể bị nhiễm khuẩn gây viêm nhiễm cho tai. Vì vậy, đừng dùng tay hoặc các vật nhọn khác để ngoáy, gãi tai. Nếu gặp vấn đề ở tai, hãy đến gặp bác sĩ.

2. Mặt

Bạn có thể sử dụng bàn tay để rửa mặt hoặc chăm sóc da. Nhưng nếu tay để trên bề mặt có nhiều vi khuẩn, dùng tay đó quẹt lên trán, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da mặt. Ngón tay của bạn có chứa các loại dầu làm bít lỗ chân lông trên da mặt và da dễ nổi mụn, theo ông Adnan Nasir - bác sĩ da liễu của tạp chí Men’s Health.


Dùng tay chạm vào da mặt là nguyên nhân khiến da nổi mụn. (Ảnh: Shutterstock)

3. Hậu môn

Có thể nói trong các bộ phận của cơ thể, hậu môn là nơi có chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất. Trong trường hợp bắt buộc bạn chỉ nên dùng tay để rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, và nên nhớ rửa tay sạch với nước hoặc các sản phẩm làm sạch khác.

4. Miệng

Nghiên cứu mới đây tại Anh cho thấy con người có xu hướng đặt ngón tay lên hoặc xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ khi họ chán trong công việc. Và họ đặt ngón tay vào miệng 6,3 lần mỗi giờ khi bận rộn. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology cho thấy 1/3 đến 1/4 các mầm bệnh được chuyển từ ngón tay vào miệng.


Cho tay vào miệng làm mầm bệnh từ ngón tay truyền vào miệng.

5. Ngoáy mũi

Nhiều người, nhất là trẻ nhỏ có thói quen ngoáy mũi bằng tay. Tuy nhiên, việc làm này gây ảnh hưởng tới lớp niêm mạc của mũi hoặc có thể làm trầy xước mũi gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó việc ngoáy mũi có thể làm gãy, mất đi lông mũi. Mà lông mũi vốn có tác dụng bảo vệ mũi, ngăn ngừa khói bụi đi vào trong.


Ngoáy mũi gây ảnh hưởng tới lớp niêm mạc của mũi hoặc có thể làm trầy xước mũi gây viêm nhiễm.

6. Mắt

Tất cả những tổn thương ở vùng mắt đều gây ra những hậu quả đáng sợ. Vì thế đừng lấy tay dụi và chà sát mắt. Vi trùng từ tay có thể gây ra các bệnh về mắt như đau mắt hoặc tệ hơn móng tay của bạn có thể làm rách vùng cơ thể.

7. Da dưới móng tay

Có nhiều loại vi sinh vật trong móng tay của bạn. Hãy cắt móng tay thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi của chúng. Thêm nữa, đừng chạm vào vùng dưới móng tay vì đây là nơi có nhiều vi khuẩn nhất. Nhiều người có thói quen cắn móng tay. Tuy nhiên, việc làm này là cực nguy hại. Những vi khuẩn ở móng tay có thể truyền trực tiếp qua tuyến nước bọt vào bên trong co thể gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa.


Có nhiều vi khuẩn trong móng tay của bạn, đặc biệt là vùng da dưới cánh tay.

8. Vùng kín

Để tránh cho vùng kín bị nhiễm khuẩn, bạn không nên chạm tay khi chưa thật vệ sinh không dùng xà bông có mùi thơm hoặc chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Những sản phẩm này sẽ vô tình làm thay đổi môi trường pH phía bên trong, tạo cơ hội thuận lợi để các vi khuẩn nấm men có thời cơ nổi dậy mạnh mẽ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Các loại hạt có lợi ích sức khỏe vi diệu nên bổ sung trong ngày Tết

Tết này thay vì ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên tích cực thưởng thức những loại hạt rất tốt cho sức khỏe để tránh bị tăng cân, mệt mỏi.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News