Những cái chết nổi tiếng trong khoa học
Để tìm ra phương pháp tiệt trùng thực phẩm, chế tạo khinh khí cầu, nghiên cứu tia phóng xạ..., nhiều nhà khoa học đã phải đổ công sức, chất xám và thậm chí cả tính mạng.
Nhiều chuyên gia nổi tiếng đã chết trong những thí nghiệm của chính họ để phục vụ cho loài người. Những nhà khoa học đầu tiên phải kể đến là:
1. Karl Scheele
![]() |
Karl Scheele. Ảnh: tonghuar.com. |
Scheele cũng là nhà khoa học đã tìm ra phương pháp diệt khuẩn sơ khai nhất mà sau này được ứng dụng và phát triển thành phương pháp tiệt trùng thực phẩm. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu như vậy, song Scheele lại là nhà khoa học có một thói quen rất tệ, đó là nếm thử những chất mà ông đã tìm ra. Và chính điều đó đã khiến cho ông phải trả giá bằng mạng sống của mình. Sau khi phát hiện ra chất hoá học có tên gọi là hydrogen cyanide, Scheele nếm thử chất độc chết người này. Và cuối cùng, ông đã bị nhiễm độc mà chết.
2. Jean - Francois De Rozier
![]() |
Quang cảnh thử nghiệm khí cầu của Francois De Rozier. Ảnh: wikimedia.org. |
3. Elizabeth Ascheim
![]() |
Ảnh:banjalukaonline.com. |
4. Alexander Bogdanov
Bogdanov là một nhà vật lý học, một nhà triết học, nhà kinh tế học, và là một nhà văn viết chuyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Nga đầu thế kỉ 20. Năm 1924, ông bắt đầu tiến hành một thí nghiệm về truyền máu để tìm ra bí mật của sự trẻ mãi không già. Sau 11 lần thí nghiệm (Bogdanov tự mình thực hiện tất cả những thí nghiệm này với bản thân), ông tuyên bố đã tìm ra cách ngăn chặn sự hói đầu và sự sút kém về thị giác do tuổi già. Năm 1928, Bogdanov tiếp tục tiến hành thí nghiệm này, song ông không ngờ rằng đã truyền vào cơ thể mình máu có chứa virus gây bệnh sốt rét và lao phổi. Do vậy, ông chết chỉ trong một thời gian ngắn sau đó vì nhiễm bệnh.
5. Louis Slotin
Là nhà khoa học người Canada từng làm việc trong chương trình hạt nhân Manhattan (chương trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ). Trong một lần tiến hành thí nghiệm, ông đã vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất beryllium vào một bình cầu có chứa plutonium (một loại chất phóng xạ) cùng các chất hoá học khác và điều này vô tình đã gây ra một phản ứng hoá học kinh hoàng. Những người có mặt khi đó nhìn thấy một đám khói màu xanh lan toả và cảm giác nóng nhanh chóng xuất hiện. Slotin vội chạy ra ngoài, song ông đã ngất xỉu ngay sau đó và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ông chết 9 ngày sau bởi bị nhiễm phóng xạ quá nặng. Vụ tai nạn “nghề nghiệp” mà Slotin đã gặp phải thực chất tương đương với một vụ nổ bom nguyên tử cách xa 1,5 km.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.
Đăng ngày: 01/04/2025

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.
Đăng ngày: 29/03/2025

GS Ngô Bảo Châu và bổ đề Langlands
Những ngày gần đây cả dân tộc hân hoan về việc GS Ngô Bảo Châu – nhà toán học Việt Nam nhận giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế, huy chương Fields. Nhiều người muốn biết nội dung công trình của anh, nhưng đây là việc không dễ dàng...
Đăng ngày: 20/03/2025

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.
Đăng ngày: 14/03/2025

Những nhà khoa học vĩ đại hy sinh thân mình vì sự nghiệp
Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới.
Đăng ngày: 12/03/2025

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.
Đăng ngày: 09/03/2025

Chuyện thú vị về những phát minh
Từ thuyết tương đối, hình học tọa độ đến chiếc lò vi sóng hay miếng giấy ghi nhớ... đều mang trong nó một câu chuyện thú vị về hành trình "tìm ra rồi" của các nhà khoa học.
Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm