Những câu hỏi "ngây ngô" mà người ta tìm kiếm trên Google và câu trả lời theo khoa học
Em có thai không? Người ngoài hành tinh có thật không? Tại sao đàn ông có núm vú? Làm sao để về nhà?... là một số câu hỏi khá hài hước nhưng cũng không kém phần thú vị mà người ta đã đặt ra cho Google để tìm kiếm câu trả lời. Từ khi xuất hiện tới giờ, Google đã trở thành nơi mà gần như bất cứ câu hỏi nào cũng được giải đáp, tới mức mà người ra còn kháo nhau rằng "Cái gì không biết thì tra Google".
Bên dưới đây là top những câu hỏi "quái dị" mà người ta đặt ra trên bộ máy tìm kiếm này theo thống kê của Digitaloft. Một số trong đó đã được các nhà khoa học trả lời trước đây trên nhiều nguồn, mời các bạn cùng xem.
- Tôi có thai không? - 90.500 lần mỗi tháng
- Làm thế nào để về nhà? - 49.500 lần mỗi tháng
- Người ngoài hành tinh có thật không? - 49.500 lần mỗi tháng
- Đánh rắm có đốt cháy calorie không? - 49.500 lần mỗi tháng
- Khi nào tôi sẽ chết? - 49.500 lần mỗi tháng
- Tại sao đàn ông có núm vú? - 22.200
- Chim cánh cụt có đầu gối không? - 18.100 lần mỗi tháng
- Tại sao chúng ta ở đây? - 8.100 lần mỗi tháng
- Tiên răng có thật không? - 8.100 lần mỗi tháng
- Lợn có đổ mồ hôi không? - 8.100 lần mỗi tháng
- Does my bum look 40? - 8.100 lần mỗi tháng
- Tôi có bệnh tâm thần không? - 5.400 lần mỗi tháng
- Tại sao xe của tôi không nổ máy? - 4.400 lần mỗi tháng
- Đàn ông có kinh nguyệt không? - 3.600 lần mỗi tháng
- Giun có mắt không? - 2.900 lần mỗi tháng
- Một người đàn ông có mang thai được không? - 2.900 lần mỗi tháng
- Điều gì xảy ra khi bạn uống máu? - 880 lần mỗi tháng
- Tôi cưới em họ của tôi được không? - 880 lần mỗi tháng
- Tại sao sếp ghét tôi? - 170 lần mỗi tháng.
Câu hỏi này được tìm 2900 lần trong một tháng.
Và bên dưới đây là một số câu trả lời được các nhà khoa học đưa ra cho các câu hỏi trên. Có nhiều câu chưa có câu trả lời vì nhiều lý do. Bạn nào có nhã hứng thì cũng có thể thay Google trả lời bên dưới cho vui nhé.
Đầu tiên là "Tôi có thai không?" Câu này thì không thể trả lời chắc chắn được. Bạn gái đặt câu hỏi này nên thử mua dụng cụ thử thai tại các nhà thuốc hoặc tốt nhất là đi khám bác sĩ để họ tư vấn kỹ hơn nhé.
"Người ngoài hành tinh có thật không?". Trên thực tế chúng ta đã và đang tiếp tục gửi những tín hiệu vào không gian từ suốt 80 năm qua nhưng vẫn chưa có lời hồi đáp nào. Nhưng không phải vì thế mà các nhà khoa học khẳng định rằng ngoài không gian sâu thẳm kia không có sự sống nào khác ngoài con người. Một nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng có khoảng 210 "nền văn minh có thể liên hệ được" trong suốt lịch sử của vũ trụ.
"Đánh rắm có tiêu hao calorie không?" Mặc dù trên internet có thông tin nói rằng đánh rắm sẽ tiêu hao 67 calorie nhưng đó chỉ là "nói đùa" và cho tới hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học về điều này. Nên là nếu muốn đốt cháy calorie thì nên chọn cách khác bạn nhé.
"Tại sao đàn ông có núm vú?" Đây được cho là một trong những câu hỏi hay nhất vũ trụ này. Thật sự điều này có liên quan tới quá trình phát triển phôi thai. Cho tới tuần thứ 4 của thai kỳ, gene nằm trên nhiễm sắc thể Y chưa "hoạt động" nên phôi thai của cả nam và nữ ở giai đoạn này về cơ bản là giống nhau. Như một đặc trưng cơ bản của động vật có vú, sự hình thành của núm vú bắt đầu từ khá sớm trong quá trình phát triển của phôi thai. Tuy nhiên bởi núm vú của đàn ông không cung cấp thêm lợi thế về mặt tiến hóa nên nó không bao giờ "to lên" giống như nữ giới.
"Chim cánh cụt có đầu gối không?". Mặc dù dáng đi núng nính, lạch bạch và khá dễ thương của loài chim này thường khiến cho con người thắc mắc rằng có phải nó không có đầu gối hay không? Tuy nhiên thực ra thì chúng vẫn có đầu gối. Các nhà khoa học đã giải thích rằng chân của loài chim cánh cụt có 4 mảnh xương: 1 xương đùi ngắn, 1 đầu gối, 1 xương chày và 1 xương mác. Tuy nhiên, phần lớn chân của chim cánh cụt đều bị ẩn vào bên trong do kích thước lộ ra bên ngoài là khá ngắn.
"Lợn có đổ mồ hôi không?" - câu này xuất phát từ một ngữ trong tiếng Anh là "I'm sweating like a pig" để tỏ ý ra nhiều mồ hôi. Nhưng trên thực tế thi loài lợn rất kém tiết mồ hôi. Tuy nhiên, trên thực tế thì chúng vẫn đổ mồ hôi mặc dù không sở hữu tuyến mồ hôi nhiều như con người. Cũng do thế, chúng phải chọn một cách giải nhiệt khác là tắm trong bùn hoặc những chỗ tương tự.
"Thế giới có phẳng không?" Câu trả lời là không!
"Tôi có bị tâm thần không?" Để biết chắc câu trả lời thì bạn cần tới gặp một bác sĩ tâm lý để giúp bạn giải quyết vấn đề. Tuy nhiên nhà tâm lý học Kevin Dutton tại Đại học Oxford đã dùng 1 câu hỏi đơn giản để giúp nhận biết nhanh xem một người có mắc bệnh tâm thần không.
"Cái gì không biết thì tra Google".
"Loài giun có mắt không?". Mặc dù có nhiều nhiều loài giun nhưng chúng không có đôi mắt để cảm nhận thế giới xung quanh. TUy nhiên, chúng có một loạt các thụ thể ánh sáng gọi là "tế bào ánh sáng Hess" giúp chúng phát hiện ra ánh sáng.
"Đàn ông có thể mang thai không?" Điều này thì không phải là không thể bởi trước đây đã có một số báo cáo cho biết có những người đàn ông chuyển giới hoặc lưỡng tính có thể mang thai.
"Khi nào bạn chết?" Mặc dù Google tỏ ra rất thông thái trong hầu hết mọi chuyện nhưng nó vẫn không thể dự đoán tương lai. Tuy nhiên có một số cơ sở dữ liệu đã thống kê và đưa ra mô hình dự đoán tuổi thọ ước tính của mỗi người dựa trên những đặc điểm về độ tuổi, giới tính và lối sống của họ.
"Điều gì xảy ra khi bạn uống máu?". Các nhà nghiên cứu cho biết nếu uống cỡ 1 muỗng máu thì vô hại nếu nó không chứa các mầm bệnh. Tuy nhiên nếu bạn uống một lượng lớn thì nó có thể trở thành chất độc. Nguyên nhân là do máu cực kỳ giàu sắt và cơ thể con người rất khó khăn trong việc bài tiết lượng sắt quá lớn cùng lúc.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
