Những cuộc tử chiến đẫm máu giữa chó và lợn rừng ở Indonesia

Các nhà hoạt động vì quyền động vật lên án hoạt động tổ chức những cuộc đấu đến chết giữa chó hoang và lợn rừng hoang dã ở Indonesia.

Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Jefri Tarigan ghi lại cảnh tượng đàn chó vấy máu lao tới vồ lợn rừng ở một đấu trường dựng bằng bùn và tre, bao quanh là đám đông hơn 400 người ở Cibiru, West Java, Indonesia, Story Trender hôm qua đưa tin. Mang tên "adu bagong" theo cách gọi của người địa phương, các cuộc chiến được tổ chức ở những ngôi làng hẻo lánh để duy trì truyền thống cá cược và kiểm soát số lượng lợn rừng.


Lợn rừng hoang dã phải chiến đấu với những con chó dữ. (Ảnh: Caters).

Chủ của những con chó phải trả 15 - 146 USD để tham gia thi đấu và người thắng cuộc có thể giành phần thưởng lên tới 2.100 USD. "Phần lớn lợn rừng chết sau cuộc đấu. Chúng phải chịu những vết thương nặng do đàn chó gây ra. Ngay cả khi sống sót sau khi đối đầu với một con chó, chúng lại phải chiến đấu với con chó khác. Nếu lợn rừng thua cuộc, thịt của nó sẽ được đem bán. Mục đích chính là giảm số lượng lợn rừng phá hoại các trang trại trong vùng. Số lượng lợn rừng vẫn rất cao và chúng có thể tỏ ra hung dữ với con người nếu cảm thấy bị đe dọa", Tarigan cho biết.

Theo Tarigan, 8 con lợn rừng bị giết chết và 20 con chó bị thương trong cuộc đấu tổ chức ở đấu trường dài 30 mét, rộng 15 mét. Các nhà hoạt động vì quyền động vật đang gây áp lực cho chính quyền địa phương để chấm dứt hoạt động này.


Cuộc chiến đấu chỉ kết thúc khi chó hoặc lợn rừng chết. (Ảnh: Caters).

"Đây là sự tra tấn đối với động vật. Trận chiến đẫm máu thường chỉ kết thúc với cái chết của chó hoặc lợn rừng. Lợn rừng hoang dã là loài gây hại, nhưng tra tấn chúng để buộc chúng chiến đấu với chó dữ là độc ác. Những người tổ chức "adu bagong" là tội phạm", Marison Guciano, phát ngôn viên Hiệp hội Quyền lợi Động vật Indonesia, nhận xét.

"Chính quyền West Java đã ban lệnh cấm "adu bagong". Ở một số nơi, các đấu trường bị cảnh sát dẹp bỏ, nhưng hoạt động thi đấu vẫn được tổ chức chui. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát "adu bagong". Nếu bắt gặp các cuộc đấu, chúng tôi sẽ báo cho cảnh sát", Guciano nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 05/05/2025
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu

Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

Loài ếch kỳ lạ này sở hữu bề ngoài giống rắn, khiến không ít người hoảng sợ khi lần đầu tiên nhìn thấy chúng.

Đăng ngày: 30/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News