Những di sản trường tồn với thời gian của Ai Cập cổ đại

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với nhiều di sản trường tồn với thời gian. Dù trải qua hàng ngàn năm lịch sử với những biến cố lớn do con người gây ra hay các thảm kịch thiên nhiên thì những công trình này vẫn đứng sừng sững cùng đất trời.

Kim tự tháp Giza

Những di sản trường tồn với thời gian của Ai Cập cổ đại

Kim tự tháp Giza là một trong những di sản trường tồn với thời gian của người Ai Cập cổ đại. Kiến trúc kỳ vĩ này nằm trong cụm 3 kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho pharaoh Ai Cập Khufu. Ban đầu, kim tự tháp Giza có chiều cao lên tới 147m. Trải qua nhiều thế kỷ và sự xói mòn bởi mưa nắng, ngày nay kỳ quan này chỉ còn 139m.

Theo các chuyên gia, kim tự tháp Giza quay mặt về đúng điểm Cực Bắc của Trái Đất. Đây là công trình hướng về Cực Bắc chuẩn xác nhất hơn bất cứ công trình nào trên thế giới.

Tượng Nhân sư

Những di sản trường tồn với thời gian của Ai Cập cổ đại

Tượng Nhân sư nổi tiếng của nền văn minh Ai Cập cổ đại. Kiến trúc này có chiều dài 73,5m, rộng 19,3m và cao 20,22m. Nó được xây dựng dưới triều đại pharaoh Khafra. Trong truyền thuyết của người Ai Cập và Hy Lạp, sinh vật mình sư tử, đầu người này thường xuất hiện trong các công trình kiến trúc cổ như đền thờ, kim tự tháp với nhiệm vụ canh giữ và bảo vệ.

Phần đầu tượng Nhân sư là nam giới, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ. Nhiều chuyên gia nhất trí cho rằng, gương mặt tượng Nhân sư có những nét gần nhất với khuôn mặt của pharaoh Khafre.

Ngôi đền Kamak

Những di sản trường tồn với thời gian của Ai Cập cổ đại

Karnak được đánh giá là ngôi đền quan trọng nhất trong quần thể đền đài lăng tẩm của Ai Cập cổ đại tại thành phố cổ Luxor. Là đền thờ thần mặt trời Amun-Ree (Ree tiếng Arab là mặt trời), Karnak là quần thể đền lớn nhất Ai Cập còn tồn tại cho đến ngày nay.

Nằm phía đông của sông Nile, đền Karnak được xây dựng từ năm 1580 - 1160 năm trước Công nguyên. Công trình khổng lồ này không chỉ được xây dựng dưới thời một pharaoh mà được hoàn thành bởi gần 30 nhà vua Ai Cập nối tiếp nhau. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, đền Karnak là nơi thờ cúng chính các pharaoh Ai Cập trong vòng gần 2.000 năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News