Những “điểm G” giúp làm mát cơ thể nhanh trong một nốt nhạc

Có lẽ bạn đã từng nghe nói, bạn có thể rót nước chảy qua cổ tay hoặc cổ để cơ thể nhanh chóng trở nên mát mẻ nhưng không chỉ có cổ tay và cổ, có hẳn một danh sách những điểm làm mát nhanh nhất cho cơ thể.

Lý do tại sao bạn làm cảm thấy mát khi đổ nước lên vùng cổ tay và cổ là vì cả hai vùng này đều chứa các điểm mạch – nghĩa là, ở những khu vực này các mạch máu rất gần với bề mặt của da. Tuy nhiên, vì nó quá gần, nên bạn cũng có thể làm mát nhiệt độ máu và nhiệt độ cơ thể bằng cách để những khu vực đó tiếp xúc với nước lạnh.


Những điểm làm mát cơ thể nhanh chóng.

Tuy vậy, cổ và cổ tay của bạn không phải là những điểm mạch duy nhất trên cơ thể (dù cổ được xem là một trong những điểm hội tụ nhiều mạch máu gần với da nhất). Bên trong phần khuỷu tay và đầu gối cũng là hai điểm quan trọng khác, cũng như phần ngón chân và phía trong mắt cá nhân (gần khu vực xương mắt cá nhân nhô ra). Ngoài ra, bên trong đùi cũng là một điểm chứa nhiều mạch máu nằm sát bề mặt da. Và dù trán thường được xem là điểm làm mát, thì điểm mạch thực sự trên đầu bạn lại nằm gần phần thái dương và khu vực ở ngay trước tai của bạn. Tất nhiên, vẫn còn một số điểm nữa, song những điểm trên đây là tiện lợi nhất cho mục đích làm mát cơ thể.

Rõ ràng, không phải tất cả những điểm này đều là những điểm tiện lợi mọi lúc mọi nơi để làm mát cơ thể. Có một số cách khác nhau bạn có thể làm, và bạn sẽ phải dùng những cách nào tiện lợi nhất với bạn, ở một thời điểm nhất định cụ thể. Chẳng hạn bạn ra ngoài tập thể dục và cảm thấy nóng bức, hãy quấn một chiếc khăn ẩm (hoặc tốt hơn là một chiếc khăn làm mát chuyên dụng) quanh cổ tay, khuỷu tay, hoặc cổ. Đó là cách rất dễ dàng để giữ mát.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ngồi trong một căn hộ nóng bức, bạn sẽ có thể tận dụng bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, đùi hoặc những điểm khác. Nếu bạn không đi lại, bạn có thể sử dụng các phương pháp làm mát phổ biến như dùng đá lạnh quấn trong khăn, vải, thay cho dùng khăn ẩm. Một số người khuyên rằng bạn nên để khăn bọc đá vào các điểm dễ làm mát trong khoảng 1 phút, nhưng thực ra có hàng tấn tranh cãi xung quanh chủ đề này – tóm lại hãy làm điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái, và đảm bảo rằng bạn chỉ thấy "mát", chứ không thấy "lạnh". Đừng dùng đá lạnh trực tiếp, mà hãy nhớ quấn đá vào một miếng vải hoặc cái gì đó tương tự, để khiến bạn mát mẻ chứ không lạnh cóng, làm bỏng lạnh làn da.


Luôn nhớ rằng đây không phải là những kỹ thuật làm mát "đỉnh cao".

Ngoài ra, theo trang Life Hacker, luôn nhớ rằng đây không phải là những kỹ thuật làm mát "đỉnh cao". Làm mát những điểm "nhạy cảm" này sẽ khiến bạn cảm giác mát mẻ hơn một chút (mức độ mát mẻ tùy thuộc vào tình huống của bạn lúc đó), nhưng đừng mong đợi nó sẽ là phương pháp giúp bạn thoát khỏi cái nóng 100%. Hãy nhớ bạn vẫn đang làm mọi thứ có thể để giữ mát, như sử dụng điều hòa nhiệt độ nếu có thể, tìm một nơi nào đó có không khí trong lành, dễ chịu, và tất nhiên, tránh xa ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News