Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Có thể nói, khai bút đầu năm là một trong những phong tục truyền thống được nhiều người chú trọng trong mỗi dịp Tết nguyên đán. Bởi theo dân gian, chấp bút đầu xuân hay đi xin chữ từ các cụ đồ vào những ngày đầu năm mới sẽ mang đến nhiều điều may mắn, triển vọng cho đường học vấn, sự nghiệp của mỗi người. Không những thế, tục khai bút đầu xuân còn có những điều rất đặc biệt mà có thể bạn chưa biết đấy! Hãy cùng khám phá ngay sau đây.

Khai bút đầu năm là gì?

Khai bút đầu năm là một trong những phong tục quan trọng trong dịp Tết Nguyên đán, thể hiện lòng chúc phúc, bình an và hạnh phúc từ người viết dành cho người thân yêu và bạn bè. Thông qua việc viết những dòng chữ đầu tiên, người viết cầu mong một năm mới tràn đầy niềm vui, thành công và sự thịnh vượng cho mọi người.

Ngoài việc chúc phúc cho người khác, khai bút đầu năm cũng có thể là một cách để người viết thể hiện mong muốn và khát khao cá nhân. Đó có thể là mong muốn có một năm suôn sẻ và thành công trong việc học tập, sự nghiệp hoặc những mục tiêu cá nhân khác. Việc khai bút đầu năm giúp người viết tập trung vào những ước mơ và kỳ vọng của mình, mang lại động lực để vươn lên và đạt được những thành tựu trong năm mới.

Nguồn gốc

Theo sử sách ghi lại, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An về Chí Linh (Hải Dương) để mở lớp dạy học. Tương truyền, khi học trò đến thăm thầy Chu Văn An, lúc ra về thường được thầy tự tay viết tặng một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi về lẽ sống cho người đó.


Từ xưa, tục khai bút đầu năm chỉ thường được các bậc học sỹ, học giả thực hiện.

Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền trong dân gian, mang ý nghĩa không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy.

Từ xưa, tục khai bút đầu năm chỉ thường được các bậc học sỹ, học giả thực hiện. Sau khi Giao thừa, tức vào thời khắc đầu tiên của năm mới họ sẽ đốt lư trầm bên bàn viết và cầm bút thành tâm thảo những câu đối hay, những nét chữ có ý nghĩa gửi gắm ước nguyện tốt đẹp lên giấy hồng điều hoặc giấy hoa tiên.

Người Việt xưa quan niệm cây bút chính là công cụ gắn bó giữa đời sống trí tuệ và tâm hồn. Tục khai bút tượng trưng cho may mắn, thành công trong học tập và sự nghiệp. Trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, giới văn sĩ trí thức, học sinh, những người theo nghề viết lách,… thường rất coi trọng phong tục này.

Thời điểm khai bút


Khai bút đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp vào dịp Tết nguyên đán.

Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành khai bút đầu xuân là kể từ sau giao thừa cho đến ngày mùng 5 Tết. Vì vậy, chỉ cần từ ngày mùng 1 đến trước khi đi học hoặc đi làm trở lại, các bạn có thể lựa chọn giờ hoàng đạo trong ngày để làm lễ khai bút.

Khai bút đầu năm Giáp Thìn 2024 ngày giờ nào tốt?

Theo lịch Vạn niên, ngày khai bút năm 2024 rơi vào những ngày sau:

  • Ngày mùng 2 tháng 1 Âm lịch nhằm ngày 11/02/2024 Dương lịch (Chủ Nhật).
  • Ngày mùng 4 tháng 1 Âm lịch nhằm ngày 13/02/2024 Dương lịch (Thứ Ba).
  • Ngày mùng 9 tháng 1 Âm lịch nhằm ngày 18/02/2024 Dương lịch (Chủ Nhật).
  • Ngày mùng 10 tháng 1 Âm lịch nhằm ngày 19/02/2024 Dương lịch (Thứ Hai).

Nội dung

Nhiều ông đồ cho chữ thường chọn những từ, câu tục ngữ, danh ngôn, câu đối có ý nghĩa hay, gửi gắm những thông điệp tốt đẹp, niềm tin và ước vọng vào cuộc sống. Những câu chữ đó sẽ đem lại sự lạc quan, tinh thần phấn khởi, niềm vui cho người xin chữ trong dịp năm mới. Ngoài ra, đó còn có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng.

Giới học sinh thường quan tâm đến việc khai bút đầu năm phải viết nên những nét chữ đẹp để có một năm học thuận lợi còn nếu với chữ xấu, cẩu thả thì chuyện học cả năm cũng bị ảnh hưởng phần nào. Chính vì thế, trước khi thực hiện nghi thức này, bạn hãy nên suy nghĩ, chuẩn bị trước xem mình sẽ viết điều gì.

Tóm lại, tục khai bút đầu năm là một phong tục truyền thống tốt đẹp vào dịp Tết nguyên đán. Khai bút chính là khai chữ, khai tâm, khai trí,… cho bản thân có một năm mới tấn tới, thành công trong đường học vấn, sự nghiệp. Không những thế, đây còn thể hiện truyền thống hiếu học, lòng tôn sư trọng đạo của dân tộc ta từ bao đời nay.

Ý nghĩa những chữ hay được xin trong ngày Tết

Theo ông Phạm Hải - Câu lạc bộ Thư Pháp UNESCO Hà Nội cho biết từ nhiều năm nay thì khách hàng chỉ xin quanh 4 chữ là: Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn.

Và còn rất nhiều chữ khác cũng được xin trong ngày Tết. Tùy vào mong muốn của mỗi người họ sẽ xin mỗi con chữ khác nhau, cùng xem ý nghĩa của một số chữ nhé.

Xin chữ Lộc cầu tài lộc

Chữ Lộc biểu trưng cho tài lộc, là một trong những chữ được nhiều người xin vào đầu năm mới. Mọi người tặng nhau chữ lộc như là một lời chúc một năm may mắn, phát tài, phát lộc tới người nhận.

Xin chữ Phúc cầu may mắn

Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, sung sướng nên thường được nhiều người xin để trang trí trong nhà.

Xin chữ Thọ cầu sống lâu

Chữ Thọ biểu tượng cho sự mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi. Mọi người thường xin chữ Thọ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, sung túc và chúc thọ ông bà, cha mẹ.

Xin chữ Tâm cầu thanh tịnh

Mọi người xin chữ Tâm với mong muốn tâm được thanh tịnh, xóa hết dục vọng, ích kỷ, hận thù, để có một cuộc sống yên bình và thanh thản.

Xin chữ Đức cầu đạo đức

Chữ Đức là biểu trưng cho nét đẹp và đạo đức của con người. Người xin chữ đức để răn dạy chính bản thân mình phải sống tốt, làm những điều tốt đẹp để tâm hồn được thanh thản.

Xin chữ Tài cầu tài năng

Chữ Tài tượng trưng cho tài năng, người xin chữ mong muốn thành đạt trong học tập và công việc.

Xin chữ An cầu bình an

Chữ An tượng trưng cho sự bình an. Người xin chữ An để cầu mong một cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Xin chữ Nhẫn cầu nhẫn nhịn

Chữ Nhẫn có nghĩa là độ lượng, là sự khoan dung và bản lĩnh của con người.

Xin chữ Hiếu cầu biết ơn

Chữ Hiếu để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ.

Xin chữ Tín cầu tin cậy

Chữ Tín trong tiếng việt có nghĩa là sự tin tưởng, lòng tin cậy, luôn thực hiện đúng với những điều mình đã đề ra.

Xin chữ Duyên cầu tình duyên

Chữ Duyên biểu tượng cho tình yêu, duyên phận. Các bạn trẻ thường xin chữ duyên đầu năm để cầu mong sự may mắn trong tình yêu, dấu hiệu của hỷ sự.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Tại sao nước đá là thể rắn nhưng lại nổi?

Chúng ta thường biết có 3 trạng thái của vật chất gồm rắn, lỏng và khí, các nguyên tử trong chất rắn dày đặc hơn chất lỏng và các nguyên tử trong chất lỏng lại dày đặc hơn chất khí.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News