Những điều chưa biết về giải Nobel Kinh tế 2010

Càng nhiều trợ cấp thất nghiệp hấp dẫn được Chính phủ đưa ra thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ càng cao và thời gian tìm việc sẽ càng lâu hơn.

Giải thưởng Quốc tế Nobel được công bố hàng năm vào tháng 10, bắt đầu từ năm 1901, cho những nhà nghiên cứu đạt thành tựu trong các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Văn học, Y học và Hoá bình. Riêng Giải Nobel kinh tế mãi đến năm 1968 nhân kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển, mới được thành lập.


Từ trái qua: Dale T. Mortensen, Peter A. Diamond và Christopher A. Pissarides, ba người đoạt giải Nobel Kinh tế 2010.

Giải này không do Nobel di chúc lại để trao tặng hàng năm, trích ra từ tiền lãi do tài sản của ông để lại. Nó được trao tặng từ năm 1969, trích ra từ tiền lãi của Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Sveriges Riksbank) cũng là để tưởng nhớ Alfred Nobel. Và việc trao giải Nobel kinh tế diễn ra trong cùng một buổi lễ trao giải Nobel chung vào ngày 10 tháng 12 (ngày mất của Nobel) hàng năm tại Stockholm, Thuỵ Điển.

Cho đến nay, giải Nobel kinh tế đã được trao 42 lần, cho 67 nhà kinh tế học; trong đó 47 người Mỹ.

Trong số này, 22 giải Nobel kinh tế chỉ trao cho 1 người, 15 giải trao cho 2 người, 5 giải trao cho 3 người (và 3 là con số tối đa cho tất cả các giải Nobel các ngành khác).

Người trẻ nhất có vinh dự nhận giải Nobel kinh tế là Kenneth J. Arrow, 51 tuổi nhận giải năm 1972. Còn người già nhất là Leonid Hurwicz, được trao giải năm 2007 khi ông đã tròn 90. Ông cũng chính là người già nhất được trao tặng giải Nobel nói chung (trong tất cả các lĩnh vực).

Phụ nữ được giải Nobel Kinh tế quả là hiếm hoi. Cho đến nay mới chỉ có một đại diện của phái đẹp, bà Elinor Ostrom, được trao giải năm 2009.

Cũng giống như giải Nobel trong lĩnh vực Văn học, Y học và Hoà bình chưa ai được giải Kinh tế đến 2 lần. Song là 2 vợ chồng hoặc 2 anh em cùng được giải Nobel, 1 về kinh tế và 1 về các ngành khác thì có. Gundra Myrdal (Nobel Kinh tế năm 1974) và vợ Ava Myrdal (Nobel Hoà bình 1982), Jan Tinbergen (Nobel Kinh tế năm 1969) và em là Nicholaas Tinbergen (Nobel Y học 1973).

Đúng 18h chiều ngày 11/10/2010, (theo giờ Việt Nam), Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế, cho ba nhà nghiên cứu có thành tựu: “Đưa ra công thức mới cho sự tương tác trên thị trường, giữa bên có hàng hóa, dịch vụ, việc làm... với bên đi tìm kiếm”.

Hai nhà kinh tế học người Mỹ là Peter A. Diamond, sinh năm 1940, hiện công tác tại Viện công nghệ Massachusetts và Dale T. Mortensen, sinh năm 1939, công tác tại Đại học Northwestern, Illinois, Mỹ. Nhà kinh tế thứ 3 là Christopher A. Pissarides, sinh năm 1948, tại Nicosia, Cyprys, hiện công tác tại trường Kinh tế và Khoa học chính trị London, Anh quốc.

Pissarids, 62 tuổi bắt đầu nghiên cứu các vấn đề trong những năm 1970 khi tỷ lệ thất nghiệp của các nước châu Âu tăng lên nhanh chóng. Ông nói: "Hãy nghĩ về thất nghiệp, khi người đó mất việc làm như là kết quả của những thay đổi trong môi trường kinh tế". Pissarides muốn nhìn vào những yếu tố giúp người bị thất nghiệp khỏi mất thời gian để đi tìm một công việc.

Ví dụ, có thể các cá nhân, tìm kiếm một công việc nào đó mất một quá trình? Ông và người đoạt giải cùng phát hiện ra rằng các yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống thất nghiệp là người thất nghiệp được nhận trở lại làm việc càng nhanh càng tốt và rằng điều này không phải đào tạo nghề đỡ tốn kém.

Diamond, 70 tuổi, chuyên nghiên cứu hiệu quả, phát hiện ra rằng chi phí tìm kiếm thậm chí rất nhỏ có thể có tác động lớn vào việc cung cấp và nhu cầu được đáp ứng.

Dale T. Mortensen, 71 tuổi, được biết đến với tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế lao động, kinh tế vĩ mô và lý thuyết kinh tế. Trong thị trường lao động, ông đã tập trung vào doanh thu và phân bổ lại, nghiên cứu và phát triển và các mối quan hệ cá nhân.

Tựu trung lại, thành tựu của ba nhà nghiên cứu chính ở các mặt sau đây: Về việc các quy định, chính sách kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng thất nghiệp, việc làm còn trống và lương. Các quy định, chính sách kinh tế này có thể bao gồm trợ cấp thất nghiệp, quy định thuê và sa thải người làm. Một kết luận được rút ra là càng nhiều trợ cấp thất nghiệp hấp dẫn được Chính phủ đưa ra thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ càng cao và thời gian tìm việc sẽ càng lâu hơn.

Ngoài thị trường lao động, lý thuyết của ba nhà khoa học còn có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là thị trường nhà đất. Số lượng nhà bán luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Người bán tìm người mua và hai bên thỏa thuận giá cả cũng có thể mất nhiều hay ít thời gian. Lý thuyết tìm kiếm được dùng để giải quyết mối quan hệ trên cũng như để trả lời các câu hỏi khác về tiền tệ, kinh tế công, kinh tế tài chính, kinh tế vùng miền và kinh tế gia đình.

Tuy giải thưởng Nobel kinh tế mới trao hơn bốn mươi năm, nhưng xem ra nó thích hợp với thời đại và cũng là đất dụng võ của các nhà nghiên cứu khoa học.

Từ khóa liên quan:

Alfred Nobel

Nobel Kinh tế

Nobel

kinh tế

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News