Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017

Mưa sao băng hay nguyệt thực là các sự kiện thiên văn trong năm 2017 mà người Việt có thể quan sát.

Mưa sao băng Quadrantids

Ngay từ đầu năm, người Việt sẽ được chiêm ngưỡng trận mưa sao băng với khoảng 40 vệt/giờ vào lúc cực điểm. Thời gian diễn ra hiện tượng này là từ 28/12 đến 12/1. Thời điểm quan sát tốt thường là sau nửa đêm mùng 3 đến rạng sáng 4/1, khi đó người xem hướng về trời đông - đông bắc.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Vùng trời chứa chòm sao tâm điểm của trận mưa sao Quadrantids. (Ảnh: NASA/Stardex/HAAC.)

Mưa sao băng Quadrantids diễn ra khi Trái đất trên quỹ đạo của nó đi ngang qua vùng đá bụi vật chất để lại bởi tiểu hành tinh 2003 EH1 (được quan sát lần đầu năm 1825, theo NASA).

Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi mặt trăng đi qua vùng nửa tối tạo ra bởi Trái đất. Quá trình này, mặt trăng sẽ tối dần chứ không tối hẳn. Việt Nam có thể quan sát một phần giai đoạn đầu của hiện tượng vào sáng sớm ngày 11/2. Trong khi đó, các nước ở bờ đông châu Mỹ, toàn bộ châu Âu, châu Phi, tây Á có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). (Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw).

Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần- bề mặt của mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Thay vì sáng rõ, trăng sẽ có màu nhạt hơn giống như bị một lớp mây mỏng che phủ.

Mưa sao băng Lyrids

Với khoảng 20 vệt sao băng một giờ ở cực điểm, Lyrids được đánh giá là trận mưa sao băng có mật độ trung bình. Chúng thường xuất hiện hàng năm từ 16 đến 25/4. Tại Việt Nam thời điểm quan sát tốt nhất là đêm 22, rạng 23/4.

Người xem có thể quan sát bằng cách nhìn lên bầu trời phía đông, nơi chòm sao Lyra (thiên cầm) - trung tâm của trận mưa sao băng mọc khá cao.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Chòm sao Lyra, trung tâm trận mưa sao băng. (Ảnh: Greg Smye-Rumsby/astronomynow.)

Mưa sao băng Eta Aquarid

Cũng như Lyrids, Eta Aquarid là trận mưa sao băng có mật độ trung bình, khoảng 60 vệt/giờ. Nó diễn ra hàng năm từ ngày 19/4 đến 28/5, và năm 2017 nó sẽ đạt cực điểm vào đêm 6, rạng 7/5. Khu vực quan sát tốt là Nam bán cầu. Việt Nam thuộc Bắc bán cầu nên khả năng chỉ có thể thấy nhiều nhất 30 vệt/giờ. Khi quan sát người xem cần hướng mắt về chòm sao Aquarius (Bảo Bình) lên cao từ chân trời đông.

Mưa sao băng Eta Aquariids có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng 1P/Halley.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Chòm Aquarius (Bảo Bình) chứa tâm điểm của trận mưa sao băng Eta Aquariids. (Đồ họa: Earthsky.org)

Mưa sao băng Delta Aquarid

Delta Aquarids diễn ra hàng năm từ 12/7 đến 23/8. Tại Việt Nam, cực điểm của trận mưa sao băng là đêm 28 , rạng 29/7. Người xem có thể hướng về phía nam nơi có chòm sao Aquarius (Bảo Bình) - tâm điểm của trận mưa sao băng, gần một trong những ngôi sao sáng nhất của chòm là Delta.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Người xem nên hướng về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm sao Aquarius. (Ảnh: Universetoday).

Đây là trận mưa sao băng trung bình với mật độ cực điểm từ 15 đến 20 sao băng mỗi giờ trong điều kiện quan sát tối ưu. Mưa sao băng Delta Aquariids bắt nguồn từ những mảnh vụn đá bụi để lại bởi sao chổi 96P Machholz trên quỹ đạo của nó quanh mặt trời, do nhà thiên văn Donald Machholz phát hiện năm 1986.

Nguyệt thực một phần

Khi diễn ra hiện tượng này, người xem sẽ thấy trăng tròn bị che khuất một vùng nhỏ ở rìa và một phần bề mặt mặt trăng tối hơn bình thường do đi vào vùng nửa tối tạo ra bởi bóng của trái đất trong không gian.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Nguyệt thực một phần. (Ảnh minh họa: Gianluca Masi/Sapce.)

Theo các chuyên gia, đây là hiện tượng thiên văn hấp dẫn nhất năm 2017, bởi Việt Nam có thể quan sát trọn vẹn nó vào ngày 7/8. Các chuyên gia thiên văn khuyên, người quan sát chỉ cần dùng mắt thường mà không phải dụng cụ hỗ trợ nào để xem nguyệt thực.

Mưa sao băng Perseids

Dù năm 2017 được dự đoán không bùng nổ như 2016, nhưng theo các chuyên gia đây vẫn là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất năm. Cực điểm của nó diễn ra vào đêm 12, rạng sáng 13/8, trong điều kiện lý tưởng nó có thể lên đến 150 vệt/giờ.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Hình ảnh mưa sao băng Perseid năm 2016. (Ảnh: Sapce.)

Người xem ở Việt Nam nên hướng về phía đông bầu trời, tìm chòm sao Perseus chứa tâm điểm của trận mưa sao băng lên cao. Chỉ cần bằng mắt thường người quan sát sẽ thấy sao băng mà không cần ống nhòm, kính thiên văn hay bất cứ dụng cụ nào.

Sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm, nó là mảnh vụn còn sót lại khi sao chổi 109P/ Swift-Tuttle tiến về phía mặt trời.

Mưa sao băng Orionids

Người yêu thiên văn có thể quan sát trận mưa sao băng Orionids từ 2/10 đến 7/11, cực điểm năm 2017 sẽ diễn ra đêm 21 rạng sáng 22/10. Tại Việt Nam, chuyên gia thiên văn cho biết nếu điều kiện thuận lợi thì có thể chiêm ngưỡng khoảng 15- 20 vệt sao băng mỗi giờ.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Trận mưa sao băng Orionid năm 2011. (Ảnh: Earthsky).

Thời gian quan sát tốt nhất là sau nửa đêm tại khu vực tối và thoáng đãng. Sao băng xuất hiện từ phía chòm sao Orion (Thợ Săn). Orionids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Halley, được phát hiện từ thời cổ đại.

Sao Kim và sao Mộc gặp nhau

Ngày 13/11, hai hành tinh này sẽ ở gần nhau và gần như chạm nhau nếu nhìn từ Trái đất. Chúng chỉ cách nhau 0,3 độ trên bầu trời vào sáng sớm. Đây được cho là sự kiến hiếm gặp trên bầu trời. Người xem chỉ cần bằng mắt thường nhìn về hướng tây trước khi mặt trời mọc.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Hình ảnh mô phỏng thấy sao Kim và sao Mộc ở gần nhau. (Ảnh: NASA).

Mưa sao băng Leonids

Một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý trong năm tới là mưa sao băng Leonids với tầng suất 15 vệt/giờ. Điều đặc biệt của Leonids là thường sau 33 năm nó sẽ trở thành "bão sao băng" với hàng trăm vệt mỗi giờ. Nhưng khả năng này sẽ không xảy ra trong năm 2017.

Năm 2017 cực điểm của mưa sao băng Leonids là đêm 17, rạng sáng 18/11. Chuyên gia nhận định ánh trăng sẽ không cản trở mưa sao băng lần này, người xem nên hướng về chùm sao Leo (Sư Tử). Leonids có nguồn gốc từ tàn dư bụi để lại bởi sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện năm 1865.

Siêu trăng

Ngày 3/12, Mặt trăng sẽ ở gần Trái đất và nhìn nó sẽ lớn hơn và sáng hơn so với thông thường. Trăng tròn lần này được gọi là trăng đêm dài và trăng trước giáng sinh. Đây là siêu trăng duy nhất năm năm 2017.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Mặt trăng nhìn to và sáng hơn thông thường. (Ảnh minh họa: Wordpress).

Năm 2016, Việt Nam có cơ hội quan sát siêu trăng lớn nhất trong vòng 100 năm qua và chỉ quay trở lại sau 18 năm nữa. Nó xuất hiện trên bầu trời vào hôm 14/11 khi Mặt trăng ở gần Trái đất nhất kể từ tháng 1/1948. Trong lần này, nó lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường.

Mưa sao băng Geminids

Đây là trận mưa sao băng lớn nhất năm. Năm 2017 cực điểm vào đêm 13, rạng sáng 14/12 với tần suất 120 vệt/h. Người xem chỉ cần hướng mắt về tâm điểm của trận mưa sao băng là chòm Song Tử - Gemini. Chòm sao này nằm ở hướng đông vào lúc nửa đêm, sau đó lên đỉnh đầu vào 1h sáng và đi dần về bầu trời phía tây.

Những hiện tượng thiên văn Việt Nam có thể quan sát năm 2017
Một trận mưa sao băng Geminids được quan sát từ đảo Wight, bờ tây eo biển Manche của Anh vào năm 2014. (Ảnh: BNPS).

Geminids luôn đứng đầu các trận mưa sao băng của năm bởi độ rực rỡ cũng như tần suất. Nó có nguồn gốc từ vật thể 3.200 Phaethon.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trạm không gian NASA sử dụng Laser thăm dò đại dương

Trạm không gian NASA sử dụng Laser thăm dò đại dương

Mặc dù sinh vật phù du có kích thước rất nhỏ nhưng chúng đóng một vai trò rất lớn trong hệ sinh thái - chúng thậm chí có thể cho chúng ta biết về biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 31/12/2016
Sao chổi tạo pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm Giao thừa

Sao chổi tạo pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đêm Giao thừa

Một ngôi sao chổi sẽ bay ngang quái Trái Đất hôm 31/12, thắp sáng bầu trời đêm bằng màn pháo hoa tự nhiên rực rỡ khi thế giới chào đón năm mới.

Đăng ngày: 31/12/2016
Giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn

Giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn

Một giả thuyết mới gây tranh cãi về lực hấp dẫn đã vượt qua bài thử nghiệm đầu tiên. Nếu tiếp tục thành công, giả thuyết này sẽ thay thế hoàn toàn nền vật lý hiện tại.

Đăng ngày: 29/12/2016
Bộ đồ phi hành gia bảo vệ con người như thế nào?

Bộ đồ phi hành gia bảo vệ con người như thế nào?

Không chỉ có khả năng cung cấp oxy, điều hòa thân nhiệt hay thậm chí hỗ trợ điều kiện vệ sinh sẵn có, những bộ đồ phi hành gia còn kiêm chức năng bảo vệ trước những mảnh vụn bay quanh Trái Đất.

Đăng ngày: 28/12/2016

"Bắt" được tín hiệu của người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học nghiên cứu về người ngoài hành tinh của Đại học McGill (Canada) vừa nhận thêm 6 tín hiệu xung sóng vô tuyến nhanh FRB (fast radio bursts) đến từ cùng một điểm xa thiên hà Milky Way của Trái đất.

Đăng ngày: 28/12/2016
Trung Quốc công bố Sách Trắng về ngành vũ trụ 2016

Trung Quốc công bố Sách Trắng về ngành vũ trụ 2016

Sách Trắng nêu rõ Chính phủ Trung Quốc coi ngành công nghiệp không gian vũ trụ là một phần quan trọng của chiến lược phát triển toàn diện của quốc gia.

Đăng ngày: 28/12/2016
40 sự thật thú vị, bất ngờ về mặt trời mà bạn chưa biết (P2)

40 sự thật thú vị, bất ngờ về mặt trời mà bạn chưa biết (P2)

Trên thực tế, có rất nhiều điều về Mặt trời sẽ làm bạn choáng váng không thể tưởng tượng được khi nghe tới.

Đăng ngày: 27/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News