Những hiểu biết sai lệch về nước

Bạn nghĩ nước càng tinh khiết càng tốt cho sức khỏe, và nước trong vắt là sạch, hay nước đun sôi sẽ tuyệt đối an toàn? Không đúng đâu.

Các quan niệm sai:

Nước đun sôi là sạch: Việ

(Ảnh: yenra)

c đun sôi chỉ giúp diệt vi khuẩn có trong nước chứ không có tác dụng tiêu hủy một số hợp chất của các kim loại nặng như chì, thủy ngân hay các gốc acid như nitrit (NO2). Ngược lại, nếu trong nước có các chất này, việc đun sôi nước gây bay hơi sẽ khiến nồng độ chất độc trong nước càng cao, nguy cơ gây độc càng lớn.

Nước trong là nước sạch: Quan niệm này lại càng tệ hại. Trong hay đục chỉ là cảm quan. Nước tuy trong nhưng có thể còn rất nhiều tạp chất như vi khuẩn, các hợp chất của kim loại nặng hay các hợp chất hữu cơ hòa tan mà ta không nhìn thấy được, và chúng vẫn gây hại cho sức khỏe.

Nước máy là nước sạch: Điều này chỉ có giá trị tương đối so với nước ao, hồ, sông, suối. Để khử trùng nước máy, người ta phải dùng đến các hóa chất và chúng có thể tác dụng với một số chất hữu cơ để trở nên có hại cho cơ thể. Quá trình vận chuyển nước từ nhà máy đến các hộ gia đình có thể gặp rò rỉ, gây nhiễm bẩn.

Nước càng tinh khiết càng tốt: Nước tinh khiết theo định nghĩa là không mang các chất ô nhiễm gây bệnh nhưng cũng không mang các chất khoáng vi lượng cần thiết cho con người. Vì thế, chưa thể gọi nó là nguồn nước tốt vì thiếu các yếu tố khoáng vi lượng.

Nguồn nước không vô tận

Nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất nên ta thường nói “nhiều như nước”. Nhưng để phục vụ cho sinh hoạt thì chỉ có khoảng 1% là nước sạch, còn 27% là nước nhiễm mặn và khoảng 2% là nước đóng băng.

Tất cả nước trên trái đất đều “quanh quẩn” trong một vòng tuần hoàn, chẳng hề có thêm nguồn nước “mới” nào cả. Chúng ta vẫn đang sử dụng đi sử dụng lại cùng một nguồn nước đã dùng từ hàng triệu năm trước đây.

Nước có thể ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh, tảo, nấm mốc, các hạt lơ lửng, huyền phù. Nó cũng có thể chứa các kim loại nặng, nguyên tố độc hại tồn tại dưới dạng ion hòa tan như chì, sắt, asenic, thủy ngân và các hóa chất có trong thuốc bảo vệ thực vật.

Nước nhiễm Clo có mùi đặc trưng của thuốc sát trùng trong bể bơi.

Nước nhiễm sắt có mùi tanh khó chịu, để lâu trong không khí sẽ chuyển màu vàng do sự kết tủa của Fe3O4. Nhưng cũng có một số nguồn nước bị nhiễm sắt không chuyển vàng do sắt kết hợp với các hợp chất hữu cơ, tạo ra các phức hợp bền không tủa.

Nếu nhiễm mangan, mặt nước có váng đen, bám chặt vào các dụng cụ đựng nước. Váng đen này là ion Mn2+ bị oxy hóa tạo thành Mn2O3.

Nước nhiễm canxi và magiê sẽ làm đóng cặn ở đáy ấm nước và bình đựng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News