Những hình ảnh bề mặt sao chổi rõ nét đầu tiên của nhân loại
Vào ngày 12 tháng 11 vừa qua, tàu thăm dò đầu tiên trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ đã đổ bộ thành công lên một sao chổi. Đánh dấu một cột mốc vô cùng đặc biệt, giúp các nhà khoa học có thêm các dữ liệu để tìm hiểu sự hình thành của vũ trụ khi còn rất sơ khai.
>>> Robot Philae gửi tín hiệu từ sao chổi về trái đất
Mới đây, tàu thăm dò Philae đã gửi những hình ảnh đầu tiên chụp sao chổi mà nó vừa đổ bộ. Trong đó có cả hình ảnh quá trình đổ bộ của chiếc tàu thăm dò.
Ảnh chụp từ tàu Philae trước khi đổ bộ xuống bề mặt sao chổi.
Những hình ảnh chi tiết bề mặt của sao chổi.
Đây là kết quả trên cả mong đợi của dự án 10 năm do cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA chịu trách nhiệm. 10 năm trước ESA đã phóng tàu vũ trụ Rosetta với mục tiêu tiếp cận sao chổi có tên 67P/Churyumox-Gerasimenko. Cho đến nay, nó đã tiếp cận được quỹ đạo của sao chổi và thu thập rất nhiều hình ảnh về sao chổi đó.
Cũng trong thời gian này, tàu đổ bộ Philae nằm bên trong tàu vũ trụ Rosetta được chuẩn bị sẵn sàng cho nhiệm vụ tiếp cận sao chổi. Sau đó vào ngày 12 tháng 11, Philae đã đổ bộ thành công xuống bề mặt của sao chổi với hơn 7 giờ để hạ cánh, một trong những thao tác khó khăn nhất từ trước tới nay.
Tàu đổ bộ Philae sẽ có hai ngày rưỡi để thu thập các dữ liệu, mẫu vật để nghiên cứu thành phần vật chất của sao chổi. Các nhà khoa học nhận định rằng rất có thể các sao chổi khi va chạm với Trái đất đã giúp tạo ra nước và một số chất thiết yếu khác.
Tham khảo: Business Insider