Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn

Tuy là khác nhau về chút phong tục nhưng nói chung ngày Tết ở đâu thì cũng đều vui và ý nghĩa.

Đối với mỗi người Việt Nam thì ai cũng mong đến Tết để được trở về nhà, được đoàn viên bên gia đình, được ăn những món ăn cổ truyền và hơn hết là được thực hiện cả những điều mới mẻ. Tuy rằng Tết đến cùng một thời điểm trên cả nước nhưng ở mỗi vùng miền lại có cách mừng năm mới đặc trưng khác nhau. Trong số đó, khác biệt giữa hai miền Nam Bắc là khá lớn.

Người miền Nam phóng khoáng hơn trong cách tổ chức đón năm mới nhưng người miền Bắc lại tự hào vì giữ được nhiều nét truyền thống đáng quý. Nhiều bạn trẻ đã từng trải nghiệm cái Tết ở cả hai nơi và cuối cùng đi đến kết luận rằng, dù là Tết ở đâu thì chỉ cần vẫn ở trên lãnh thổ Việt Nam thi vẫn đủ đầy ý nghĩa.

Và hãy xem người Nam và người Bắc đón Tết khác nhau như thế nào nhé.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Sự kiện Tết thường bắt đầu bằng việc cúng chạp ông Công, ông Táo. Mâm cỗ cúng miền Bắc luôn có cá chép vàng sống, hoặc ít ra là cá chép giấy để làm phương tiện cho ông Táo cưỡi, cùng với các đồ ăn mặn cầu kỳ. Còn ở miền Nam, mâm cúng chỉ có "thèo lèo cứt chuột" làm từ mè và đậu phộng, hoa và nước sạch. Phương tiện để ông Táo lên trời sẽ là cò bay ngựa chạy in trên giấy. Vì sự khác nhau đặc biệt này mà cá chép ở miền Bắc những ngày này đắt hàng hơn hẳn.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Nhiều người ở miền Bắc thích đi ra đường chơi giao thừa, tiện thể xông nhà luôn, nhưng miền Nam thì mọi người phải canh giờ về, chứ ở ngoài đường trong thời khắc chuyển giao qua năm mới là xui xẻo lắm.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Cái này thì rõ quá rồi, miền Nam rực cháy hoa mai, miền Bắc nồng ấm hoa đào.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Người miền Nam kiêng chuối vì sợ xui, không thăng tiến (chuối trượt, tạo cảm giác không bền vững, chuối phát âm giống chúi, nghĩa là không ngẩng lên được). Mâm cúng ngũ quả tạo nên ý nghĩa: Cầu cho năm mới có tiền vừa đủ xài, tốt hơn thì sung túc. Còn mâm ngũ quả miền Bắc thì không thể thiếu loại quả này và bưởi.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Món trứng thì ngày Tết miền Bắc chẳng mấy nhà ăn, vì người ta kiêng đập vỡ vỏ trứng, không may mắn. Trứng vịt lộn lại càng không vì người ta sợ "đen" và mọi cầu ước sẽ bị lộn ngược lại. Trong khi miền Nam mà thiếu trứng kho hột vịt thì lại không gọi là Tết.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Bánh chưng hay bánh tét thì đều rất ngon. Bánh chưng vuông của người Bắc có ẩn chứa lý thuyết âm dương, còn bánh tét dài thì có tính ứng dụng tinh tế. Trong bất cứ lát cắt nào của bánh tét tròn, người ta cũng được ăn đủ cả nếp, đậu xanh và nhân thịt hoặc chuối đồng đều.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Miền Bắc đi chơi Tết thường lạnh lắm nhưng trong Nam thì mát mẻ, thoải mái vô cùng.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Các ông chú miền Nam có thể lai rai từ sáng tới chiều được nhưng miền Bắc thì đi chúc Tết cần nhanh chóng nên chỉ ăn bánh, uống trà thôi.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Hai món ăn giải ngán ngày Tết cũng khác nhau nữa. Cũng không sao cả vì dẫu sao chúng cũng có cùng công dụng giải ngán mà.

Những khác biệt thú vị ngày Tết giữa Hà Nội và Sài Gòn
Quan niệm Tết dành cho gia đình, nghỉ ngơi, thăm bạn bè đã có từ thời các cụ. Từ nhiều năm nay, người miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn có xu hướng đi du lịch vào dịp Tết hơn là ở nhà. Xu hướng này cũng bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội, chủ yếu trong giới trẻ. Đón Tết bên gia đình hay bên người lạ ở những điểm vui chơi giải trí, khu du lịch đều thú vị, miễn là bản thân ta thấy vui vẻ, đúng không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News