Những khoảnh khắc đáng nhớ trong chương trình tàu con thoi Mỹ

Chương trình tàu con thoi Mỹ đã trải qua nhiều giai đoạn bay cao và tụt dốc trong 30 năm qua với những thành tựu và thảm họa đan xen.

>>> Những thảm họa trong không gian

Chương trình này được khai sinh vào năm 1972 với quyết định phát động của Tổng thống Richard Nixon. Một con tàu nguyên mẫu tên Enterprise được xây dựng cho các chuyến bay thử nghiệm song con tàu này không bao giờ bay vào vũ trụ. Columbia trở thành tàu con thoi đầu tiên được phóng vào quỹ đạo vào ngày 12.4.1981 với hai phi hành gia.


Tổng thống Mỹ Richard Nixon (phải) cầm mô hình tàu con thoi trong cuộc gặp với Giám đốc NASA James C Fletcher vào năm 1972 -
Ảnh: Reuters

Sau 5 năm hoạt động, vốn chủ yếu tập trung vào việc phóng các vệ tinh và thực hiện các cuộc thí nghiệm trong vũ trụ, thảm họa xảy ra với việc tàu Challenger phát nổ chỉ 73 giây sau khi cất cánh vào ngày 28.1.1986.

Vụ nổ được vô số người dân Mỹ chứng kiến trực tiếp trên truyền hình, bao gồm cả hàng triệu học sinh, những người bật ti vi để theo dõi cảnh tượng con tàu đưa thầy giáo Christa McAuliffe, 37 tuổi, bay vào không gian. Theo kế hoạch, McAuliffe sẽ là người đầu tiên giảng bài từ vũ trụ.

McAuliffe cùng 6 thành viên phi hành đoàn khác đã bỏ mạng và chương trình tàu con thoi đình lại trong gần ba năm. Nguyên ngân của vụ tai nạn liên hệ đến một vòng đệm bị hỏng trong một tên lửa đẩy.

Tàu con thoi được phóng trở lại vào tháng 9.1988 với chuyến bay của tàu Discovery. Cũng chính con tàu này vào năm 1990 đã mang kính viễn vọng Hubble vào vũ trụ, tạo nên cuộc cách mạng cho sự hiểu biết của con người về thiên văn học.


Tàu con thoi Challenger trong chuyến phóng định mệnh ngày 28.1.1986 - Ảnh: AFP

Giám đốc hiện tại của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Charles Bolden là người đã điều khiển con tàu Discovery thực hiện sứ mệnh lắp đặt kính viễn vọng Hubble.

Vào năm 1993, tàu Endeavour với 7 thành viên phi hành đoàn được giao sứ mệnh sửa chữa một trục trặc tại tấm gương chính của kính viễn vọng và vào đầu năm 1994, những hình ảnh sắc nét đầu tiên từ Hubble được công bố.

Có bốn sứ mệnh bảo dưỡng kính viễn vọng được thực hiện trong các chuyến bay sau đó và chuyến cuối cùng diễn ra vào năm 2009.

Năm 1992, Tổng thống Mỹ George Bush (cha) và Tổng thống Nga Boris Yeltsin ký kết hiệp định về sự hợp tác Nga - Mỹ trong vũ trụ để các phi hành gia Nga có thể bay trên các con tàu vũ trụ Mỹ và các phi hành gia Mỹ có thể làm việc tại Trạm Vũ trụ Mir của Nga.

Mir, một phòng thí nghiệm trên quỹ đạo, hoạt động từ năm 1986 đến 2001, là trạm không gian lớn nhất của thế giới cho đến khi nó được thay thế bởi Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Chuyến bay vào tháng 2.1995 của tàu Discovery đánh dấu sứ mệnh hợp tác Nga - Mỹ đầu tiên. Con tàu đã chở theo một phi hành gia Nga và thực hiện một chuyến bay vòng quanh trạm Mir nhằm chuẩn bị cho sứ mệnh kết nối của tàu Atlantis bốn tháng sau đó.

Atlantis mang theo năm phi hành gia Nga và một phi hành gia Mỹ trong chuyến hành trình lên trạm Mir vào tháng 6 kéo dài sang tháng 7.1995. Tổng cộng có 9 chuyến bay của tàu con thoi đã thực hiện kết nối với phòng thí nghiệm vũ trụ của Nga, mang theo hàng tiếp tế và thiết bị.

Sứ mệnh quan trọng nhất của tàu con thoi đến với việc khởi công xây dựng ISS vào năm 1998.

Bộ phận đầu tiên của ISS - mô-đun Zarya được Nga gửi lên vào tháng 11.1998. Một tháng sau, tàu con thoi Endeavour được phóng đi mang theo mô-đun Unity để lắp ráp với Zarya, đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình xây dựng kéo dài hơn một thập kỷ.

25 chuyến bay của tàu con thoi đã giúp lắp ráp nên tiền đồn của nhân loại trong vũ trụ, một dự án tập hợp 16 quốc gia - gồm Nga, Canada, Nhật, các nước châu Âu, Mỹ - và tốn hơn 100 tỉ USD để xây dựng.


Một buổi lễ tưởng niệm bảy thành viên phi hành đoàn tàu Columbia vào năm 2003 - Ảnh: AFP

Gần hai thập kỷ sau vụ nổ tàu Challenger, khi các chuyến bay của tàu con thoi có vẻ như bình thường trở lại, một thảm kịch mới làm sững sờ nước Mỹ khi tàu Columbia vỡ tan thành từng mảnh ngay trước khi hạ cánh vào năm 2003.

Bảy phi hành gia trên con tàu thiệt mạng khi nó vỡ tan lúc quay trở lại khí quyển. Nguyên nhân được cho là do hư hại từ một mảnh gốm cách nhiệt ở thùng chứa nhiên liệu vốn bật ra và va vào cánh của con tàu trong quá trình cất cánh.

Một lần nữa, chương trình tàu con thoi được đình lại trong hơn hai năm khi NASA thực hiện những thay đổi quyết liệt nhằm mục đích cải thiện lề lối làm việc và sự an toàn trong tổ chức này.

Discovery thực hiện chuyến bay trở lại vào tháng 7.2005 và từ đó đội ba chiếc tàu còn lại - Endeavour, Discovery và Atlantis - tiếp tục bay lên trạm vũ trụ.

Theo NASA, hơn 350 người từ 16 quốc gia đã bay trên tàu con thoi trong 30 năm qua.

Discovery trở thành chiếc tàu đầu tiên “giải nghệ” sau chuyến bay lên ISS vào tháng 2 năm nay. Endeavour bay chuyến cuối cùng của mình vào tháng 5, và Atlantis dự kiến sẽ cất cánh lần sau chót vào ngày 8.7.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ

Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News