Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử

Với nguồn năng lượng khổng lồ, những vụ bùng phát Mặt Trời mang lại nhiều tác hại khôn lường dù ở cách xa hàng triệu km.

Khi Mặt Trời đạt đến mức năng lượng cực đại trong chu kỳ 11 năm của nó, từ các khu vực hoạt động - được gọi là vết đen Mặt Trời – sẽ bắn ra các dòng hạt tích điện khổng lồ lan tỏa ra khắp hệ mặt trời. Và khi đó, một cơn bão mặt trời dù nhỏ cũng có thể tạm thời gây nhiễu sóng radio và phá vỡ định vị GPS.

1. Cơn bão kinh khủng ngày Halloween

Vào ngày 28/10/2003, Mặt Trời giải phóng một trận bão khủng khiếp. Cơn bão này mạnh đến nỗi nó làm rối loạn cả những thiết bị cảm biến (sensor) của các tàu quan sát. Cơn bão này đạt đến cấp X45.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Ảnh chụp cơn bão từ tàu SOHO. (Nguồn ảnh: NASA/SOHO).

2. Sự kiện Bastolle Day (Ngày Quốc Khánh của Pháp)

Sự kiện Bastille Day được đặt theo tên ngày Quốc khánh của Pháp (ngày phá ngục Bastille) vào ngày 14/7/2000. Một trận bão Mặt Trời cấp X5 đã làm đoản mạch một số vệ tinh và gián đoạn tạm thời sóng vô tuyến. Đây là trận bão Mặt Trời mạnh nhất kể từ năm 1989.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Plasma nóng 1 triệu độ C di chuyển quanh các cuộn từ trường trên bề mặt Mặt Trời lúc xảy ra cơn bão Mặt Trời Bastille Day năm 2000. (Nguồn ảnh: NASA).

3. Bão Mặt Trời phá hủy hệ thống điện

Vào tháng 3/1989, 6 triệu người đã phải sống trong bóng tối suốt 9 tiếng do hệ thống điện ở Canada bị lỗi do Bão Mặt Trời tàn phá. Rất may mắn, cơn bão này đã không xảy ra vào những ngày lạnh nhất ở một nơi sát vùng cực như Canada. Nếu không, sẽ có hàng ngàn người có nguy cơ tử vong vì chết rét khi hệ thống sưởi không còn hoạt động do mất điện.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Bắc cực quang rực rỡ kì lạ do bão mặt trời gây ra. (Nguồn ảnh: NASA).

4. Bão Mặt Trời phá hủy mạng điện thoại

Cũng trong trận bão khủng khiếp năm 1989, hệ thống điện thoại đường dài xuyên qua vài bang của nước Mỹ cũng đã bị tàn phá nặng nề. Nhà mạng AT&T đã phải thiết kế lại hệ thống điện cho các cáp kết nối xuyên Đại Tây Dương.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Hình ảnh khủng khiếp của cơn bão năm 1989. (Nguồn ảnh: NASA).

5. Sự kiện Carringon

Năm 1859, sự kiện Carrington (Carrington Event) là trận bão Mặt Trời được ghi chép lần đầu tiên trên thế giới. Sự việc xảy ra vào lúc 11:18 sáng (10:18 chiều theo giờ VN) ngày 1/9 và được đặt tên theo Rihard Carrington - nhà thiên văn học đã chứng kiến sự kiện này qua kính thiên văn của mình và vẽ phác lại (ảnh).

Theo các nhà khoa học NASA, đó cũng là trận bão Mặt Trời được ghi nhận lớn nhất trong suốt 500 năm. Cơn bão Mặt Trời này đã gây ra những màn cực quang rực rỡ kéo dài tới tận những miền xa phía Nam như vùng Caribe. Nó cũng gây ra một vài gián đoạn trong liên lạc điện báo toàn cầu, thậm chí đã gây chạm điện nhiều tổng đài điện báo và phát ra tia lửa điện từ đường dây dẫn khiến cháy những giấy điện báo.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Phát họa của Richard Carrington về sự kiện Carringon. (Nguồn ảnh: NASA).

6. Bão Giáng Sinh năm 2006

Trận bão Mặt Trời cấp X9 này đã gián đoạn việc liên lạc giữa vệ tinh, mặt đất và tín hiệu GPS trong suốt 10 phút. Thiết bị chụp ảnh của vệ tinh GOES 13 cũng đã bị hư hại khi chụp Mặt Trời.

Những lần bão Mặt Trời tàn phá Trái Đất trong lịch sử
Ảnh chụp vụ bùng phát trên Mặt Trời vào mùa giáng sinh năm 2006. (Nguồn ảnh: Trung tâm dự báo thời tiết vũ trụ NOAA).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News