Những lần mây thấu kính xuất hiện trên thế giới

Tuy là một hiện tượng tự nhiên phức tạp và hiếm gặp, đã không ít lần mây thấu kính xuất hiện và được ghi lại trên khắp thế giới.


Hồi tháng 10/2021, các nhiếp ảnh gia tại Graven Image đã bắt được khoảnh khắc những đám mây thấu kính lơ lửng trên ngọn núi Shasta thuộc bang California. Đám mây kết hợp với ánh nắng hoàng hôn đã tạo ra một khung cảnh "đẹp như tranh vẽ". (Ảnh: Graven Image).


Những đám mây hình thấu kính phía trên dãy núi Alpujarra ở phía nam Tây Ban Nha. Ánh sáng mặt trời khiến chúng có màu đỏ. Người ta thường lầm tưởng chúng là đĩa bay. (Ảnh: Richard Hamblyn).


Không chỉ xuất hiện trên đỉnh các ngọn núi cao, đám mây thấu kính còn có thể được hình thành ở những thành phố với điều kiện môi trường và khí quyển như hướng gió, áp suất không khí, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Đám mây kỳ lạ này được ghi lại hồi tháng 6/2015 tại thành phố Dublin, Ireland. (Ảnh: Omnisource5).


Một đám mây hình đĩa bay khổng lồ xuất hiện trên đỉnh núi ở Thụy Điển. Cảnh tượng kỳ lạ này diễn ra ở khu trượt tuyết Duved, thu hút nhiều người dừng bên ngọn núi để chụp ảnh. Nhiếp ảnh gia tự nhiên Sara Björkebaum phát hiện đám mây và chia sẻ bức ảnh trên mạng xã hội Instagram kèm theo dòng ghi chú "Tôi cảm giác như muốn nhảy lên chiếc đĩa bay này". (Ảnh: Sara Björkebaum).


Tương tự, vào năm 2015, cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Met Office, Scotland cũng đã tiết lộ hình ảnh về đám mây thấu kính xuất hiện trên bầu trời. Phát hiện này đã khiến rất nhiều người dân hoảng sợ vì tưởng nhầm đây là UFO của người ngoài hành tinh trôi nổi đến đất nước này. (Ảnh: Met Office).


Vào tháng 6/2016, những người dân ở Sicily, Italy đã phải thốt lên kinh ngạc khi thấy sự xuất hiện của một đám mây có hình thù kỳ lạ trên đỉnh núi Etna. Nhiều người đã lầm tưởng đó là ​đĩa bay của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một đám mây thấu kính. (Ảnh: CCTV).


Trong nhiều thế kỷ, núi Phú Sĩ đã chiếm được cảm tình của những nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới và là chủ đề phổ biến cho nhiều loại hình nghệ thuật. Vào ngày 13/1/2021, Ohtake, một nhiếp ảnh gia Nhật Bản đã chia sẻ lên Twitter bức ảnh chụp đỉnh núi Phú Sĩ được bao phủ bởi những đám mây thấu kính. (Ảnh: Ohtake).


Những đám mây thấu kính đôi khi cũng có thể xuất hiện dạng thuôn dài, nhưng vẫn mang hình dáng đặc biệt của loại mây này, đó là những tầng lớp mây được xếp chồng lên nhau. Đây là một đám mây thấu kính xuất hiện trên đỉnh đồi thuộc hạt San Diego, bang California.


Vào tháng 10/2019, hình ảnh đám mây thấu kính khổng lồ như một tấm màn che trên đỉnh núi lửa Mayon, Philippines đã khiến người dân và khách du lịch thích thú. Tuy nhiên, Ariel Samudio, nhà dự báo thời tiết của Cơ quan Dịch vụ Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines cho biết, các phi công thường phải tránh các đám mây này bởi chúng gây nhiễu loạn không khí do tốc độ gió thay đổi đột ngột. (Ảnh: Patryk Reba).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News