Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn

Con người đã hợp tác với động vật hoang dã trong suốt lịch sử tiến hóa, hình thành quan hệ có lợi đôi bên mà các nhà sinh vật học gọi là hỗ sinh.

Một quan hệ hợp tác giữa con người và động vật thu hút nhiều sự chú ý gần đây nằm ở Brazil, khi các như dân kéo lưới đầy cá với sự hỗ trợ của cá heo mũi chai địa phương (Tursiops truncatus gephyreus). Quan hệ hợp tác này bắt đầu hơn một thế kỷ trước, có thể khi ngư dân lần đầu tiên nhận thấy sự hiện diện của cá heo là gợi ý có cá ẩn dưới mặt nước bùn, theo Mauricio Cantor, nhà sinh thái học hành vi ở Viện động vật biển có vú thuộc Đại học Oregon.

Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn
Cá heo giúp ngư dân lùa cá đối vào lưới. (Ảnh: Mauricio Cantor).

"Cá heo thực sự rất giỏi phát hiện cá và lùa chúng vào bờ", Cantor nói. "Ngư dân cũng rất giỏi bắt cá bằng lưới. Khi phần lớn cá đã rơi vào lưới, những con cá heo sẽ kéo ra vài con cho riêng chúng".

Trong nghiên cứu công bố hôm 30/1 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, Cantor và cộng sự sử dụng dữ liệu lâu năm để chứng minh cá heo và ngư dân đáp lại tín hiệu của nhau. Nếu không có kinh nghiệm phản ứng kịp thời, quá trình có thể thất bại. Đây là một phần quan trọng trong nhận dạng văn hóa của cả ngư dân và cá heo, nhưng nhóm nghiên cứu cho biết tập tục đang suy giảm. Sau đây là một số ví dụ khác về quan hệ hợp tác giữa người và vật.

Con người hợp tác với cá voi sát thủ để săn cá voi ở đông nam Australia

Cá heo mũi chai không phải loài cá heo duy nhất con người hình thành hợp tác có lợi. Vào thế kỷ 19, một số thợ săn bắt đầu kết hợp với đàn cá voi sát thủ (Orcinus orca) để bắt những con cá voi lớn. Ở vịnh Twofold phía đông nam Australia, một số con cá voi sát thủ sẽ làm cá voi kiệt sức, trong khi những con khác báo động cho đội thợ săn biết chúng tìm thấy con mồi.

Khi thợ săn tới nơi và bắt cá voi bằng lao móc, họ để cá voi sát thủ ăn lưỡi trước khi kéo phần xác còn lại về. Trong khi cá heo và ngư dân ở Brazil bắt cùng loại cá là những đàn cá đối di cư (Mugil liza), cá voi sát thủ và thợ săn cá voi lại theo đuổi các bộ phận khác nhau.

Chim dẫn người đến lấy mật ong ở châu Phi

Những loài vật hợp tác với con người để kiếm ăn
Chim sẻ Indicator indicator thường dẫn người dân châu Phi đến chỗ tổ ong. (Ảnh: Wikimedia).

Đó là trường hợp của chim sẻ greater honeyguide (Indicator indicator), loài chim được đặt tên theo đặc điểm nổi tiếng nhất của chúng. Sống ở vùng cận Sahara, châu Phi, loài chim sẻ này hợp tác với thợ lấy mật ong ở địa phương để tiếp cận nguồn sáp ong ngon bổ. Giống như con người, chúng không muốn bị ong đốt. Vì vậy, I. indicator sẽ kêu để báo cho con người đi theo đến chỗ tổ ong lấy mật.

Tương tự trường hợp cá voi sát thủ, con người muốn lấy mật ong trong khi chim sẻ muốn sáp ong. Chúng hữu ích tới mức người Borana ở Đông Phi thổi một chiếc còi đặc biệt gọi là "fuulido" để triệu hồi chim sẻ khi chuẩn bị săn tìm mật ong. Quan hệ với chim sẻ I. indicator trở thành phần quan trọng trong nhiều nền văn hóa châu Phi.

Chó sói và con người cùng hợp tác đi săn

Những người dân bản xứ ở Bắc Mỹ từng hợp tác với sói xám (Canis lupus) để săn động vật lớn như nai sừng tấm và voi ma mút. Chó sói sẽ rượt đuổi con mồi cho đến khi chúng kiệt sức, khi đó con người sẽ giết mồi săn. Do con mồi quá lớn (giống như đàn cá đối), người và sói có thể chia sẻ bữa ăn. Dù quan hệ này không còn tồn tại nữa, nhiều bộ lạc vẫn có tập tục để lại một ít thịt cho chó sói sau khi đi săn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật đằng sau bức ảnh gấu Bắc Cực thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao

Sự thật đằng sau bức ảnh gấu Bắc Cực thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao

Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc một con gấu Bắc Cực đang… thở ra lửa khiến nhiều người xôn xao và gây ra nhiều tranh cãi. Vậy sự thật đằng sau bức ảnh này là gì?

Đăng ngày: 11/02/2023
Chim đen bí ẩn há mỏ phun cầu vồng khiến dân mạng mê mẩn

Chim đen bí ẩn há mỏ phun cầu vồng khiến dân mạng mê mẩn

Chú chim đen há mỏ cất tiếng hót, một chiếc cầu vồng nhỏ xinh từ miệng nó tuôn ra, cảnh tượng này khiến mọi người ngỡ ngàng vì quá đẹp.

Đăng ngày: 10/02/2023
Phát hiện con chuột già nhất thế giới

Phát hiện con chuột già nhất thế giới

Liên minh Động vật Hoang dã Sở thú San Diego ngày 9/2 công bố một chú chuột tí hon ở California đã lập kỷ lục Guinness thế giới về tuổi thọ khi bước qua 9 năm 209 ngày tuổi.

Đăng ngày: 10/02/2023
Hàng trăm sư tử biển và chim hoang dã chết do nhiễm cúm gia cầm

Hàng trăm sư tử biển và chim hoang dã chết do nhiễm cúm gia cầm

Theo báo cáo mới đây, có đến 585 con sư tử biển và 55.000 con chim hoang dã chết vì cúm gia cầm H5N1 ở Peru.

Đăng ngày: 09/02/2023
Giải mã bí ẩn vượn cái tự mang thai tại vườn thú Nhật Bản

Giải mã bí ẩn vượn cái tự mang thai tại vườn thú Nhật Bản

Bằng cách nào mà Momo, cô vượn bị nhốt một mình trong lồng sắt tại đây lại có thể mang thai?

Đăng ngày: 09/02/2023
Vượn đen má hung quý hiếm xuất hiện trong khu dân cư ở Đà Nẵng

Vượn đen má hung quý hiếm xuất hiện trong khu dân cư ở Đà Nẵng

Một cá thể vượn đen má hung vừa được lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng phát hiện. Đây là loài động vật quý hiếm, chưa từng xuất hiện trong tự nhiên tại Đà Nẵng.

Đăng ngày: 09/02/2023
Các nhà khoa học tạo ra cá da trơn biến đổi gene bằng cách thêm DNA từ cá sấu

Các nhà khoa học tạo ra cá da trơn biến đổi gene bằng cách thêm DNA từ cá sấu

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Auburn đã sử dụng kỹ thuật biến đổi gene để thêm gene cathelicidin của cá sấu vào vào cá da trơn, giúp tăng sức khỏe của da trơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đăng ngày: 08/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News