Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Con đực ăn thịt con cái, sống cùng thành nhóm như gia đình hay biết phân chia công việc, chia sẻ nơi kiếm mồi là những lối sống đặc biệt và kỳ lạ của loài nhện.

1. Nhện đực ăn thịt nhện cái

Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Thông thường nhện cái sẽ ăn nhện đực sau khi giao phối. Tuy nhiên, có khoảng 20% các cuộc giao phối của loài nhện Micaria sociabilis trong đó con đực thường nhuốt chửng con cái. Các con đực thường ăn những con cái đã già và tha cho những con trẻ có nhiều khả năng sinh sản hơn.

2. Nhện con ăn thịt nhện mẹ

Để đảm bảo cho khả năng sống sót của nhện con, những con nhện mẹ thuộc loài Amaurobius ferox sẽ hiến mạng để bầy con ăn thịt.

Một loài khác nhện khác có hành vi tương tự là Stegodyphus lineatus. Sau khi đẻ con, nhện mẹ nuôi con trong 2 tuần bằng chất lỏng dinh dưỡng. Khi bầy con lớn hơn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn, thức ăn lúc này của chúng là nhện mẹ.

3. Sống chung như gia đình

Loài nhện Amblypygi thích sống cùng nhau thành nhóm như một gia đình. Khi bị tách ra riêng rẽ, các con nhện sẽ tìm cách để quay về nhóm của chúng. Các thành viên trong gia đình nhện Amblypygi thường giành thời gian để vuốt ve nhau và có hành động công kích đối với các con nhện khác. Theo các nhà khoa học, lối sống này có thể giúp chúng tránh nguy cơ bị kẻ thù tấn công và cho phép nhện mẹ bảo vệ con.

4. Nhện đực bảo vệ con

Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Trong một số loài nhện, con đực sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ tổ khi con cái đẻ trứng. Nhiệm vụ của con đực sẽ là hạn chế sự xâm hại các loài kiến, xây tổ và dọn sạch nấm. Các nhà khoa học cho rằng những con nhện đực chịu trách nhiệm bảo vệ tổ sẽ có cơ hội sống sót cao hơn so với những con đực khác, bởi chúng có thể thoát khỏi kẻ thù từ chất nhầy mà con cái tiết ra.

5. Phân chia công việc hợp lý

Để sinh tồn trong tự nhiên, mhện Stegodyphus sarasinorum có cách tổ chức khu vực sinh sống thông qua hình thức giao việc cho các con nhện thành viên, tương xứng với đặc điểm tính cách riêng. Sau thí nghiệm kiểm tra và phân tích, các nhà khoa học nhận thấy những con nhện gan dạ và táo bạo hơn sẽ được giao nhiệm vụ kiểm tra con mồi bị dính bẫy trên mạng.

6. Thu hút bạn tình qua cử chỉ

Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Để gây ấn tượng và thu hút các đối tượng, con đực thuộc loài nhện sói thường tạo ra các cử động đặc biệt như giơ càng, giơ chân. Phương pháp này được thực hiện hiệu quả nhất ở những nơi rậm lá. Ngoài ra, chúng còn có thể sao chép hành vi giao phối của các con đực khác để tăng khả năng thành công.

7. Nhện khác loài sống cùng nhau

Rất hiếm khi các con nhện khác loài sống cùng với nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện hai loài nhện khác nhau bắt nguồn từ chi Chikunia có thể sống chung với nhau trong một tập thể. Chúng không kiếm ăn cùng nhau, cũng không thực hiện giao phối, mà mục đích của lối sống này là nhằm hỗ trợ nhau chăm sóc con cái.

8. Chia sẻ nơi kiếm mồi

Vào ban đêm, các con nhện Araneidae thường giăng mạng nhện để bắt côn trùng. Nếu một con nhện khác đến gần để chia sẻ chỗ săn mồi, con nhện sẽ đuổi nó đi. Tuy nhiên nếu các vị trí tốt để săn mồi đã bị chiếm hết, một con nhện có thể chia sẻ chỗ “làm ăn” của nó với các con khác.

9. Tặng quà để duy trì sống sót

Những lối sống kỳ lạ của loài nhện

Trong thế giới của nhện, con cái thường ăn con đực sau khi chúng giao phối. Để duy trì khả năng sống sót, con nhện đực thuộc loài Pisauridae sẽ tặng cho con cái một món quà là xác côn trùng được bọc trong tơ nhện. Chúng hy vọng con cái sẽ hài lòng và không ăn con đực sau giao phối. Tuy nhiên, đôi khi những món quà chỉ là xác côn trùng rỗng hoặc vật cùng kích cỡ được quấn bằng tơ nhện.

10. Nhện hút máu thích ở trong tất bẩn

Khi phát hiện một con muỗi vừa hút máu người, nhện hút máu Evarcha culicivora sẽ tấn công và bắt nhanh chóng bắt ngay con muỗi. Theo các nhà khoa học, đây là loài nhện biết lựa chọn con mồi dựa trên nguồn thức ăn của con mồi đó. Theo đó, loài nhện này thích tìm đến những nơi có mùi của người, như các đôi tất đã qua sử dụng. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu này có thể được áp dụng để giảm số lượng muỗi truyền bệnh sốt rét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News