Những món ăn sống thoi thóp không dành cho người yếu tim

Nguyên tắc cơ bản của một món ăn ngon là nguyên liệu tươi sống. Nhưng các món ăn sống với nguyên liệu vẫn còn đang sống hoặc thoi thóp lại hoàn toàn là một câu chuyện khác.


Những con ấu trùng khổng lồ béo núc ních hoàn toàn có thể trở thành bữa ăn ngon, ít nhất là đối với người Australia. Những thổ dân Indians rất thích ăn sống sâu bướm thay thịt vì món này còn chẳng mất công nấu. Họ thường ngắt phần đầu cho vào mồm đến khi ấu trùng hết ngọ nguậy.


Tại Ý có những bờ biển mà người ta có thể vừa đi dạo vừa bắt nhím biển để ăn sống. Chỉ to bằng quả bóng tennis và mọc đầy lông cứng bên ngoài nhưng thịt nhím biển lại rất ngon, nhất là tuyến sinh dục.


Món bạch tuộc sống của Hàn Quốc và Nhật Bản hoàn toàn không phải là bạch tuộc đông lạnh mà là còn đang ngọ nguậy. Bạch tuộc được cắt thành khúc hoặc để cả con với những chiếc xúc tu vẫn còn ngọ cử động. Tuy nhiên, tại nhiều nước món ăn sống này bị cấm vì bạch tuộc có những giác hút hoàn toàn có thể bám vào cổ họng và gây nghẹn cho người ăn.


Trong sò huyết có chứa một lượng lớn huyết sắc tố hemoglobin nên khi bóc ra ăn sống thì huyết sẽ chảy ra. Những người không muốn ăn sống thì có thể cho vào nồi luộc đúng 20 giây để ăn tái. Khoảng 14-16% những người ăn sò huyết sẽ bị viêm gan. Món này bị cấm ở Trung Quốc.


Tại một nhà hàng ở Đan Mạch có món kiến đông lạnh ăn kèm salad và có giá không hề rẻ. Nhà hàng cho biết phải đông lạnh kiến để kiến không nhanh chân bò đi mất.


Có khá nhiều nước ở châu Á như Guam, Thái Lan, Singapore, Indonesisa ăn canh dơi và cả Việt Nam. Thịt dơi ít mỡ, nhiều đạm và ăn có vị giống thịt gà. Tuy nhiên, người Guam lại ăn dơi theo cách "dã man" hơn là thả dơi sống vào nước sôi có chứa nước cốt dừa và ăn hết không bỏ thứ gì trừ xương và răng.


Tại Nhật Bản và cả Trung Quốc, ếch được cắt thành từng miếng fillet với quả tim vẫn còn đập rồi ăn sống. Phần đầu ếch tuy đã được cắt lìa nhưng mắt ếch vẫn còn chớp chớp. Đây quả là món ăn không dành cho những người yếu tim.


Cũng tại Nhật Bản và Trung Quốc, người ta ăn món tôm "nhảy". Tôm sống khi được thả vào rượu sake sẽ nhảy lên tanh tách trên đĩa.


Tại Nhật, người ta cũng ăn lươn non giống như ăn tôm sống như trên. Ngoài ra còn có một món ăn mang tên "đậu hũ địa ngục", tức họ đặt một miếng đậu vào giữa một bát nước sôi, những con lươn non sợ nóng sẽ chui vào miếng đậu hũ rồi bị "chôn" trong đó.


Người Trung Quốc thường hay ăn món não khỉ tươi này nhằm tăng cường sinh lực ở phái nam. Những chú khỉ còn sống sẽ bị bổ đầu để lấy não ra. Não phải được ăn sống thì mới đúng kiểu của món này. Nhiều người đã từng ăn cho biết món này có mùi vị cực kì kinh khủng, nó bao gồm vị tanh của máu và vị của xác thịt thối. Trái với lời đồn đoán sẽ làm tăng sinh lí cho nam giới hiều trường hợp ghi nhận đã chết vì món ăn này vì não khỉ chứa nhiều vi khuẩn.


Mắt cá ngừ
là một món ăn khoái khẩu của người Nhật Bản. Mắt cá được lọc hết máu để khử mùi tanh su đó được ăn kèm với một chút muối và mù tạc.


Tiết canh
là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam nhưng đối với bạn bè thế giới đó là một món ăn kinh dị. Máu của gà, vịt được đông lạn tự nhiên. Người ta thường ăn món này kèm với một chút đậu phộng hoặc mè rang.


Vẫn biết rằng ăn gì bổ nấy nhưng không phải ai cũng dám ăn túi tinh dịch của cá (Shirako) khi tới thăm đất nước Mặt Trời mọc. Thông thường, người ta vẫn dùng tinh dịch của cá nóc hoặc cá tuyết để chế biến món ăn này. Do có vị nồng đặc trưng nên người ta vẫn đánh giá Shirako là món kén người ăn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?

Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Đăng ngày: 14/02/2025
Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Đăng ngày: 12/02/2025
Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?

Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Đăng ngày: 12/02/2025
Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc

Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Đăng ngày: 10/02/2025
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News