Những ngôi sao bị ruồng bỏ
Không dễ gì để tống một ngôi sao ra khỏi thiên hà của nó, nhưng các chuyên gia tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã xác định được một nhóm hơn 675 ngôi sao đang lâm vào tình trạng trên.
>>> "Ngôi sao" cũng chơi bóng rổ
Muốn thoát khỏi dải Ngân hà thì một ngôi sao cần vận tốc cực lớn, phải hơn 3 triệu km/giờ, và chỉ những ngôi sao có quỹ đạo chạm trán với siêu hố đen nằm tại trung tâm Ngân hà mới được “bơm” thêm đến vận tốc này.
Hình minh họa về sao siêu tốc - (Ảnh: Đại học Vanderbilt)
Theo báo cáo trên chuyên san Astrophysical Journal, hai nhà thiên văn học Holley - Bockelmann và Lauren Palladino cho biết, nhóm các ngôi sao mà họ tìm thấy mang hai yếu tố chứng tỏ chúng đang bị tống khỏi dải Ngân hà.
Thứ nhất, chúng được phát hiện ở không gian liên thiên hà, nằm giữa Ngân hà và thiên hà láng giềng Andromeda (Tiên nữ), nhưng màu sắc cho thấy chúng xuất phát gần trung tâm Ngân hà.
Thứ hai, dù đang di chuyển ở vận tốc siêu nhanh, những ngôi sao này đã bắt đầu con đường lang bạt cách đây khoảng 10 triệu năm ánh sáng từ trung tâm đến rìa dải Ngân hà, và chúng phải chờ thêm 50.000 năm nữa mới ra khỏi được thiên hà này.
Holley-Bockelmann và Palladino đã phát hiện nhóm đông đúc các ngôi sao du mục trên nhờ vào dữ liệu từ cuộc Khảo sát bầu trời số Sloan.
Trước đó, giới chuyên gia chỉ xác định được 16 ngôi sao siêu tốc này, và toàn bộ vẫn còn nằm trong dải Ngân hà.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
