Những phát hiện khoa học mới giúp điều trị ung thư thực quản

Nếu nhóm nghiên cứu thành công trong việc tìm hiểu cách duy trì vị giác thì họ có thể tìm ra loại thuốc bảo vệ tốt nhất, nhằm ngăn chặn tình trạng mất vị giác ở bệnh nhân điều trị ung thư thực quản.

Theo phóng viên tại Brussels, một nhóm nghiên cứu từ Viện nghiên cứu liên ngành về con người và sinh học phân tử (IRIBHM) thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB) của Bỉ đã phát hiện ra yếu tố mới giúp điều trị ung thư thực quản.


Trong một số phương pháp điều trị và đặc biệt là trong trường hợp hóa trị, bệnh nhân ung thư thực quản có thể mất vị giác hoặc vị giác bị thay đổi. (Nguồn: Getty Images).

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cơ quan này ở chuột thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân một số tế bào có trong thực quản gây ung thư trong khi những tế bào khác thì không.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát thấy có những tế bào mà họ chưa biết đến, chưa xác định được. Những tế bào này nằm ở đầu ống dạ dày. Khi đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chúng là những "mầm vị giác", điều chưa từng được mô tả ở cơ quan này.

Được biết đến với sự hiện diện của chúng trên lưỡi để cảm nhận các vị khác nhau, các mầm vị giác thực quản cho đến nay vẫn chưa được quan sát.

Theo nhà nghiên cứu Benjamin Beck thuộc Quỹ quốc gia về nghiên cứu khoa học (FNRS), đây là một khám phá "vĩ đại" trong tiến bộ khoa học bởi lâu nay mới người ta mới biết đến mầm vị giác ở lưỡi nhưng ở phần đầu thực quản thì là phát hiện khá mới mẻ.

Những quan sát đầu tiên này được thực hiện trên thực quản của chuột, khá giống với thực quản của con người.

Tuy nhiên, ông Benjamin Beck cho rằng: "sẽ cần phải xác thực điều này một cách chuyên sâu với mức độ chính xác như những gì chúng tôi đã làm ở chuột".

Mục đích là để xác minh những điểm tương đồng hoàn chỉnh đến mức nào và để xác nhận liệu các chiến lược duy trì hoặc khôi phục vị giác ở chuột có thể được áp dụng cho con người hay không.

Trong một số phương pháp điều trị và đặc biệt là trong trường hợp hóa trị, bệnh nhân có thể mất vị giác hoặc vị giác bị thay đổi.

Nếu nhóm nghiên cứu thành công trong việc tìm hiểu cách duy trì vị giác trong suốt cuộc đời, thì họ có thể tìm ra loại thuốc bảo vệ tốt nhất, nhằm ngăn chặn tình trạng mất vị giác ở những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh lý.

Ông Benjamin Beck khẳng định điều này sẽ giúp "ngăn chặn tình trạng mất vị giác", thậm chí không loại trừ khả năng khôi phục vị giác nhanh hơn ở những bệnh nhân mắc chứng mất vị giác.

Khám phá này mở ra một lĩnh vực tiềm năng trong khoa học để giúp đỡ các bệnh nhân khác nhau.

Nhà nghiên cứu Benjamin Beck cho rằng khám phá "khiến chúng tôi lạc quan về khả năng đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc duy trì các mầm vị giác".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư

Những sự thật vẫn bị hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, khiến hơn 10 triệu người qua đời vào năm 2022. Tuy nhiên, không ít người vẫn có những suy nghĩ chưa chính xác về bệnh này.

Đăng ngày: 05/03/2025
Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên

Liệu trên đời có căn bệnh nào mang tên "Ung thư tim"?

Có ung thư phổi, ung thư gan... mà sao chưa bao giờ nghe thấy ung thư tim? Phải chăng tim là cơ quan "bất khả khiến bại"?

Đăng ngày: 02/03/2025
Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Tế bào ung thư này đã được nuôi dưỡng suốt 70 năm, riêng khối lượng thu về đã hơn 50 triệu tấn

Nhiều tế bào ung thư hoạt động rất mạnh trong vật chủ và có thể tiếp tục phân chia và nhân lên để gây ra các thiệt hại khôn lường.

Đăng ngày: 14/02/2025
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Thử nghiệm thuốc chữa ung thư trên 18 người, 100% khỏi bệnh

Theo hãng tin RT, các bệnh nhân ung thư trực tràng tham gia một cuộc thử nghiệm thuốc nhỏ ở New York (Mỹ) đã nhận về kết quả ngoài mong đợi sau khi được thử điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Đăng ngày: 03/10/2024
WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

WHO chính thức công nhận 9 thực phẩm gây ung thư đầu bảng

Những thực phẩm này được nhiều người yêu thích, tuy nhiên nó lại không hề tốt, thậm chí rất hại cho cơ thể nếu ăn quá nhiều.

Đăng ngày: 18/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News