Cá vàng khổng lồ tự nhân bản xâm chiếm Canada

Cá vàng đang xâm lấn nhiều sông hồ ở nhiều địa phương tại Canada, đe dọa quần thể cá bản xứ.

Các sông ngòi tự nhiên ở Canada đang bị tấn công bởi cá vàng khổng lồ xâm hại bị người nuôi sinh vật cảnh vứt bỏ, CBC hôm 4/3 đưa tin. Cá vàng có vẻ vô hại nhưng loài vật bền bỉ này có thể phát triển tới kích thước đồ sộ trong tuổi thọ lâu dài.

Cá vàng khổng lồ tự nhân bản xâm chiếm Canada
Một con cá vàng bắt ở cảng Hamilton, Canada. (Ảnh: Fisheries and Ocean).

Có nhiều giống cá vàng nhưng chúng đều thuộc họ cá chép, đôi khi lai tạo với loài cá khác như cá koi, ví dụ con cá tên Carrot ở Pháp nặng ngang một đứa trẻ 10 tuổi. Trong khi Carrot sinh sống ở BlueWater Lakes, nơi nuôi cá phục vụ đi câu giải trí, cá vàng hoang dã bơi trong môi trường nước ngọt không chỉ phát triển rất to mà còn nhân lên ở tốc độ đáng kinh ngạc với con cái có thể đẻ khoảng 150.000 quả trứng trong một năm.

"Cá cái không cần con đực để sinh sản", Brian Heise, phó giáo sư ở khoa khoa học tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Thompson Rivers, cho biết. "Chúng có một quá trình đặc biệt gọi là gynogenesis, trong đó cá cái nhận tinh trùng từ một loài cá tuế để bắt đầu phát triển trứng, dù chúng không được thụ tinh".

Khi phát triển mạnh về số lượng và kích thước, cá vàng có thể phá hủy môi trường, cạnh tranh với động vật bản xứ, mang dịch bệnh và ký sinh trùng đe dọa các loài vật hoang dã. Thức ăn ưa thích của chúng bao gồm trứng cá, ấu trùng, cây thủy sinh. Hành vi sục sạo của chúng có thể làm văng bùn sình khiến nước đục ngầu, ngăn cây cối dưới nước tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời. Vì những lý do này, các nhà khoa học đang lo ngại sự phát triển bùng phát của cá vàng khổng lồ hoang dã trong môi trường nước ngọt phía bắc Vancouver (bao gồm Terrace, Quesnel và Whistler). Trung tâm loài xâm hại Canada khuyến cáo người dân không thả cá vàng cảnh vào tự nhiên để bảo vệ hệ sinh thái.

Kích thước của cá vàng bị giới hạn một phần bởi môi trường sống. Cá nuôi trong bể nhỏ với lượng thức ăn vừa phải sẽ giữ kích thước nhỏ, một phần áp lực. Chúng sẽ duy trì kích thước đó cho tới khi chết. Tuy nhiên, khi chuyển cùng một con cá sang bể lớn với nhiều thức ăn, nó sẽ to hơn nhiều.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc

Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa gene nhằm giải quyết vấn nạn xương dăm nhưng vẫn giữ lại được hương vị, góp phần tăng khả năng thương mại của cá diếc.

Đăng ngày: 08/03/2023
Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Có những lời đồn đại cho rằng tại châu Phi có một loài vượn bí ẩn còn được gọi là vượn Bili, chúng có kích thước khổng lồ, cực kỳ hung dữ, có thể săn và ăn thịt sư tử.

Đăng ngày: 07/03/2023
Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Vườn quốc gia hang Mammoth ở Kentucky hôm 3/3 chia sẻ ảnh chụp một con tôm hùm đất đang ngấu nghiến ếch trong hang.

Đăng ngày: 07/03/2023
Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Cáo đỏ, chồn thông được các tổ chức từ nhiều quốc gia Liên minh châu Âu phân loại vào danh mục động vật có hại cho con người và hệ sinh thái, song ngày nay chúng lại đang bảo vệ nền nông nghiệp.

Đăng ngày: 07/03/2023
Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Khỉ mũ mẹ chật vật nuôi con khuyết tật

Các nhà khoa học Brazil mô tả cái chết của một con khỉ mũ bị tật ở chân trong tự nhiên, hé lộ khỉ mẹ và cả đàn đối xử với con non khiếm khuyết giống những thành viên khác.

Đăng ngày: 07/03/2023
Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Phát hiện loài gà nguy cấp, quý hiếm tại rừng đặc dụng Pù Hu

Năm cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng thuộc loài gà nguy cấp, quý hiếm đã được phát hiện tại khu rừng đặc dụng Pù Hu (Thanh Hoá).

Đăng ngày: 07/03/2023
Động vật có thể lớn tới đâu?

Động vật có thể lớn tới đâu?

Các nhà nghiên cứu cho rằng động vật, đặc biệt là những loài trên cạn, bị hạn chế về mặt kích thước do định luật về tương quan sinh trưởng và mức độ dồi dào của tài nguyên.

Đăng ngày: 07/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News