Những phát hiện ngạc nhiên bên trong quan tài 2.000 năm tuổi ở Ai Cập
Các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp CT để khám phá những bí ẩn bên trong xác ướp Ai Cập có niên đại đã 2000 năm. Kết quả họ đã phát hiện vài chục món đồ nhỏ, trong đó có một vật thể dài 7mm được làm từ đá canxit.
Theo đó, xác ướp này có tên là Hawara Portrait Mummy No.4 cực kỳ nổi tiếng bởi bức chân dung người phụ nữ được vẽ bên ngoài lớp vỏ của cỗ quan tài. Mummy No.4 nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Block thuộc trường đại học Northwestern. Xác ướp này được được khai quật vào năm 1910 tại Hawara, Ai Cập và có niên đại từ thế kỷ thứ 1 sau công nguyên khi Ai Cập nằm dưới sự cai trị của Đế chế La Mã.
Giáo sư Stuart Stock, tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: “Trong thời kỳ La Mã cai trị Ai Cập, người dân bắt đầu ướp xác có tranh chân dung được gắn bên ngoài. Hàng ngàn xác ướp đã được tạo ra trong thời kỳ này nhưng đa phần những bức chân dung đã bị mất, chỉ còn khoảng 100-150 xác ướp còn giữ lại được.”
Điểm gây ngạc nhiên là mặc dù bức vẽ bên ngoài quan tài là chân dung một phụ nữ trưởng thành, thế nhưng qua ảnh chụp cắt lớp CT phần răng và xương đùi cho thấy thật chất đây là xác ướp của một cô bé chỉ mới 5 tuổi. Cùng với đó, kết quả cũng cho thấy cơ thể của cô không hề có bất kỳ dấu vết chấn thương nào để dẫn đến tử vong.
Nghiên cứu cũng cho thấy kích thước của Mummy No.4 là 937mm (chiều dài tính từ đỉnh hộp sợ đến lòng bàn chân) và các lớp bọc bên ngoài khiến xác ướp này dài thêm 50mm. Các nhà khoa học cũng phát hiện thêm 36 vật thể có hình dạng trông như một cây kim dài phân bố khắp cơ thể. Với 11 cây kim ở khu vực xung quanh đầu và cổ, 20 cây gần bàn chân, 5 cây ở phần thân trên. Nhờ vào kỹ thuật chụp nhiễu xạ tia X, các nhà khoa học đã có thể xác định rằng những vật thể này là dây kim loại hoặc đinh có nhiệm vụ cố định tư thế khi ướp xác.
Ngoài ra, bên ngoài lớp vỏ bọc của xác ướp, người ta tìm thấy một lớp cặn bất thường, nhiều giả thiết cho rằng đây có thể là một hỗn hợp bùn được các thầy tế thêm vào để cố định các dải băng quấn quanh xác ướp. Ngoài ra, các chuyên gia cũng phát hiện một vật thể nhỏ có hình elip chỉ dài khoảng 7mm trong những lớp băng quấn quanh bụng. Ảnh chụp X-quang cho thấy vật thể này làm từ canxit (CaCO3).
Khả năng rất cao đây có thể là bùa hộ mệnh được các thầy tế thêm vào khi xác cô bé vô tình bị tổn hại trong quá trình ướp xác. Khi xảy ra sơ sót trong quá trình ướp xác, các thầy tế Ai Cập thường đặt một mảnh bùa hộ mệnh thường có hình dạng một con bộ hung lên thi thể để bảo vệ linh hồn ở thế giới bên kia. Tuy nhiên do độ phân giải của ảnh CT không đủ cao để thể hiện rõ các chi tiết của mảnh bùa nên hiện giờ vẫn chưa thể chắc chắn hình dạng của nó.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.
