Những sai lầm khiến bạn khó có thể trở thành người dậy sớm

Ngủ dậy muộn đồng nghĩa với đi làm muộn, công việc lỡ dở, trừ lương phạt tiền...

Tôi đã dành 2 năm qua để giúp 500 người có khả năng... dậy sớm. Sau một thời gian nói đi nói lại với những khách hàng cùng về vấn đề dậy sớm, tôi bắt đầu nhận ra các nguyên nhân của họ và thấy những nguyên này chính là niềm tin sai lầm dẫn tới việc dậy muộn.

Nếu bạn muốn duy trì thành công một thói quen, một trong những điều quan trọng là bạn phải có niềm tin và quan điểm đúng đắn. Nếu niềm tin của bạn sai ngay từ đầu thì khó mà duy trì được.

Dưới đây là một số niềm tin sai lầm phổ biến nhất về thói quen dậy sớm.

1. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn trong ngày

Những sai lầm khiến bạn khó có thể trở thành người dậy sớm
Nếu thực sự nghiêm túc tập luyện thói quen ngủ đủ, bạn phải điều chỉnh lại các ưu tiên của mình.

Chúng ta vốn không muốn dậy sớm mà chỉ muốn có nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, việc dậy sớm không tự nhiên tạo ra thêm vài giờ đồng hồ trong ngày. Lượng thời gian này phải bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, thường là nhờ bạn đi ngủ sớm.

Để có thể dậy sớm, điều đơn giản nhất là đi ngủ sớm.

Tôi cũng đã nghe nói đến những doanh nhân tuyệt vời tự hào về việc ngủ 4 tiếng/ngày mà vẫn làm việc hiệu quả. Nhưng trong 500 khách hàng mà tôi đã huấn luyện, không ai có thể hoạt động bền bỉ mà không ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày.

Vì vậy, nếu thực sự nghiêm túc tập luyện thói quen ngủ đủ, bạn phải điều chỉnh lại các ưu tiên của mình. Xin lỗi nhé, bạn không thể có tất cả.

Vậy, nếu vấn đề chỉ là “ngủ sớm - dậy sớm” thì điều này có lợi ích gì?

Lợi ích thực sự là bạn có thể tận dụng sự hứng khởi của mình vào buổi sáng và hoàn thành nhiều việc hơn so với tối hoặc đêm. Bạn cũng sẽ có một khoảng thời gian yên tĩnh và không bị gián đoạn vì những người khác còn đang ngủ.

2. Người ngăn nắp, thường xuyên dậy sớm là do di truyền

Niềm tin tự giới hạn bản thân nhiều nhất chính là nghĩ rằng dậy sớm là khả năng “trời ban".

Tôi đồng ý rằng nhiều người có xu hướng trở thành “cú đêm” là do gien di truyền. Nhưng vậy thì sao? Chẳng lẽ lại biến đây thành một cái cớ.

Những sai lầm khiến bạn khó có thể trở thành người dậy sớm
Nếu nỗ lực và tập trung năng lượng vào thói quen đó, bạn có thể dậy sớm mà chẳng có gì liên quan tới di truyền.

Thức dậy sớm là một thói quen mà ai cũng có thể luyện tập, giống như tập thể dục, ăn uống lành mạnh. Một thói quen có thể dễ dàng hơn đối với một số người và khó khăn hơn với những người khác, nhưng cuối cùng, tất cả đều giống nhau. Nếu nỗ lực và tập trung năng lượng vào thói quen đó, bạn có thể dậy sớm mà chẳng có gì liên quan tới di truyền.

Tôi đã “ngủ nướng” trong suốt 20 năm đầu tiên của cuộc đời mình. Dù đã cố gắng bước xuống giường, tôi vẫn phải trải qua buổi sáng trong trạng thái lơ mơ.

Tôi đã có thể vượt qua tình trạng khó khăn đó, vậy tại sao bạn lại không?

Dù di truyền có cho bạn nhiều tính trạng lặn, ý thức và sự kỷ luật mới làm nên bạn.

3. Quá vội vàng thay đổi nhịp sinh học

Giả sử bạn muốn bắt đầu thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày. Bản năng đầu tiên của bạn là hào hứng đặt báo thức lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau.

Làm ngay và không cần phải trì hoãn..., đúng không nào? Điều này cũng giống như đến phòng tập thể dục lần đầu tiên và cố giảm gần chục ký vậy.

Lý do chính khiến điều đó không hiệu quả là cơ thể có nhịp sinh học của nó. Để thay đổi nhịp sinh học này và thức dậy sớm hơn thì bạn cần phải có thời gian. Bạn không thể thay đổi chỉ sau một đêm và mong mình sẽ cảm thấy khỏe khoắn vào sáng hôm sau.

Vậy giải pháp là gì?

Hãy thực hiện từ từ. Hãy thay đổi giờ ngủ và giờ dậy của bạn vài phút mỗi ngày, thay vì ngay lập tức. Điều đó sẽ cho cơ thể cơ hội điều chỉnh nhịp sinh học.

4. Ngày cuối tuần là để ngủ bù

Những sai lầm khiến bạn khó có thể trở thành người dậy sớm
Đi ngủ muộn vào cuối tuần cũng giống như làm xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể vào các ngày khác.

Như ta đã nói, cơ thể có nhịp sinh học, nó không đặc biệt quan tâm liệu hôm nay có phải là ngày cuối tuần hay không. Cơ thể thích sự nhất quán, do đó bạn càng duy trì giờ ngủ ổn định mỗi ngày thì thói quen dậy sớm của bạn sẽ duy trì càng lâu.

Đi ngủ muộn vào cuối tuần cũng giống như làm xáo trộn nhịp sinh học của cơ thể vào các ngày khác. Tại sao bạn lại "bẩn tính" với nhịp sinh học của mình đến vậy?

Nếu bạn xây dựng thói quen này một cách đúng đắn và ngủ đủ giấc mỗi ngày, thì bạn sẽ không cần ngủ bù vào cuối tuần.

Tất nhiên, khi đã quen và thức dậy cùng một thời điểm trong một hoặc hai tháng, bạn có thể cho mình một vài ngoại lệ như một, hai ngày ngủ dậy trễ hoặc thức đêm một chút. Điều này sẽ không phá hủy thói quen của bạn.

5. Có thể dậy sớm mà không cần báo thức

Đồng hồ báo thức có lẽ là điều tồi tệ nhất đối với người hay thức đêm. Họ muốn tránh nó càng xa càng tốt. Tôi từng là “cú đêm” nên biết rất rõ.

Tuy nhiên, đồng hồ báo thức không tệ đến thế. Ban đầu hãy đặt báo thức chỉ sớm hơn 5 - 10 phút để giúp bạn làm quen. Bạn cần làm quen trước, đồng hồ báo thức là một công cụ tuyệt vời cho việc này.

Nếu âm thanh báo thức truyền thống không hợp với bạn, hãy thử một vài lựa chọn khác: thứ âm nhạc khó chịu, tiếng máy khoan...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Cách chống dại mắt cho người bị cận thị

Cách chống dại mắt cho người bị cận thị

Tình trạng mắt bị dại xảy ra khá phổ biến ở những người mắc các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị... mà phải đeo kính thường xuyên.

Đăng ngày: 26/06/2017
Bằng cách này, các nhà khoa học

Bằng cách này, các nhà khoa học "dụ dỗ" chúng ta ăn rau củ nhiều hơn

Các nhà tâm lý học tại đại học Standford thông qua một nghiên cứu, đã tìm ra một mẹo hay để khiến chúng ta ăn rau, đó là hãy mô tả chúng thi vị, hấp dẫn hơn thay vì chỉ gọi tên rau củ như bình thường.

Đăng ngày: 26/06/2017
Chạy bộ dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể bạn sẽ biến đổi như thế nào?

Chạy bộ dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể bạn sẽ biến đổi như thế nào?

Trong những ngày hè nắng nóng nhiệt độ lúc nào cũng trên 30℃ này, ngồi trong nhà xem TV còn khiến chúng ta cảm thấy oi bức, khó chịu chứ đừng nói gì đến ra ngoài trời chơi thể dục thể thao.

Đăng ngày: 26/06/2017
8 dấu hiệu sớm cảnh báo bạn bị ung thư tụy

8 dấu hiệu sớm cảnh báo bạn bị ung thư tụy

Thường xuyên bị đau bụng kèm theo chán ăn, giảm cân đột ngột, vàng mắt, vàng da... bạn có thể đã mắc ung thư tuyến tụy.

Đăng ngày: 26/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News