Những sao chổi thế kỷ

Trong khi chờ đợi sao chổi mới đại diện cho thế kỷ 21, hãy cùng nhìn lại lịch sử sao chổi trong 500 năm qua.

Khi sao chổi ISON được phát hiện vào năm 2012, giới thiên văn học nhanh chóng gọi nó là sao chổi thế kỷ. Tất nhiên, thế kỷ 21 tính đến lúc đó chỉ mới được 12 năm, và ISON hóa ra lại kết thúc nhanh chóng dưới sức nóng của mặt trời. Tuy nhiên, các chuyên gia hy vọng ngoài kia vẫn còn một vài ứng viên cho danh hiệu này, nhưng theo dự kiến ít nhất phải đến năm 2029 mới lộ diện. Nếu không, phải chờ đến thế kỷ 22 mới xuất hiện, có thể vào năm 2103.

Dưới đây là những sao chổi đại diện trong 5 thế kỷ qua:

Sao chổi năm 1577

Sao chổi này di chuyển vào vùng không gian cách mặt trời 26,87 triệu km vào ngày 27/10/1577, nhưng không được nhìn thấy cho đến 5 ngày sau đó, khi nó được mô tả là một vật thể cực sáng trên bầu trời Peru, có thể so sánh với mặt trăng. Đến ngày 8/11, các nhà quan sát Nhật Bản ghi nhận sự xuất hiện của một sao chổi với cái đuôi trải rộng theo góc hơn 60 độ. Nhà thiên văn học nổi tiếng thời đó là Tycho Brahe đã phát hiện ra nó khi nhìn thấy hình ảnh phản chiếu trên mặt ao vườn nhà vào ngày 13/11 và cho rằng nó sáng như sao Kim. Sao chổi tiếp tục tỏa sáng đến tháng 12 trước khi biến khỏi tầm quan sát của con người vào ngày 26/1/1578.

Những sao chổi thế kỷ
Sao chổi luôn thu hút sự chú ý của cư dân địa cầu - (Ảnh: prismnet.com)

Sao chổi năm 1680

Có thể nói sự phấn khích trong giới thiên văn học khi phát hiện sao chổi ISON là do quỹ đạo ban đầu của nó rất giống sao chổi năm 1680, thế kỷ 17. Do vậy, các chuyên gia từng hy vọng ISON nếu không là phiên bản 2.0 của sao chổi huyền thoại trên, thì cũng sẽ tỏa sáng lâu dài trên bầu trời trái đất. Được biết, nhà thiên văn học Đức Gottfried Kirch là người đầu tiên phát hiện sao chổi bằng kính viễn vọng khi ông nhìn thấy sao chổi trên vào ngày 14/11/1680. Đến ngày 2/12, nó đã tỏa ra cái đuôi góc 15 độ, và đến ngày 18/12 ở cách bề mặt mặt trời khoảng 206.000km. Ít nhất có một báo cáo ghi lại nhiều nhân chứng thấy được sao chổi này vào ban ngày, và đuôi của nó tiếp tục bung rộng từ góc 70 đến 90 độ, trước khi giảm xuống 55 độ vào ngày 20/1/1681, 30 độ vào ngày 23/1. Sao chổi nổi tiếng duy trì sự hiện diện trên bầu trời đêm cho đến khi biến mất vào đầu tháng 2/1681.

Sao chổi năm 1744

Lần đầu tiên lộ diện vào ngày 29/11/1743, sao chổi thế kỷ 18 nhanh chóng tỏa sáng khi tiến gần mặt trời. Nhiều tư liệu thừa nhận ông Philippe Loys de Cheseaux, người Lausanne (Thụy Sĩ) là người có công phát hiện, dù phải mất 2 tuần sau đó nhà thiên văn học mới thấy được bóng dáng của sao chổi. Đến giữa tháng 1/1744, sao chổi lộ diện với đuôi góc 7 độ. Tới ngày 1/2, nó thách thức sao Thiên Lang (ngôi sao sáng nhất bầu trời) và đến ngày 18/2, sao chổi này có thể sánh bằng sao Kim về độ sáng và tỏa ra 2 cái đuôi. Đến ngày 6/3, sao chổi mang theo 6 cái đuôi rực rỡ trước khi biến mất sau đó.

Sao chổi năm 1882

Đây có lẽ là sao chổi sáng nhất từng được con người chứng kiến, và là một thành viên khổng lồ của gia đình sao chổi Kreutz. Lần đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Nam bán cầu vào ngày 1/9/1882 do một nhóm thủy thủ Ý phát hiện, sao chổi này ngày càng chói sáng khi tiến gần đến mặt trời. Đến ngày 14.9, người thời đó có thể nhìn thấy sao chổi vào ban ngày, và đến ngày 17/12, nó chỉ cách bề mặt mặt trời 424.866km. Một ngày sau, các nhà quan sát tại Cordoba (Argentina) mô tả sao chổi giống như một ngôi sao chói sáng gần mặt trời. Tuy nhiên, quá trình đối đầu không cân sức trên đã làm cho nhân sao chổi vỡ ra thành ít nhất 4 mảnh, nhưng vẫn đủ sức duy trì hình dạng trong nhiều ngày và nhiều tuần sau đó. Hiện một số sử gia vẫn gọi nó là “siêu sao chổi”.

Sao chổi năm 1965

Ikeya-Seki là sao chổi sáng nhất thế kỷ 20, được phát hiện khi đang lao đầu về hướng mặt trời. Cũng như các sao chổi năm 1843 và 1882, nó thuộc gia đình Kreutz, và đến ngày 21/10 chỉ cách tâm mặt trời 1,19 triệu km. Ikeya-Seki hiển thị ngay cả ban ngày, và người nào muốn thấy nó chỉ cần lấy bàn tay che đi mặt trời bên cạnh. Ở Nhật Bản, nơi lần đầu tiên sao chổi được phát hiện, Ikeya-Seki được mô tả sáng gấp 10 lần so với đêm trăng tròn. Và cũng vào lúc đó, nhân sao chổi bị vỡ thành 2 hoặc 3 mảnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News