Những sự cố đáng tiếc của các cuộc du hành vũ trụ trong lịch sử

Du hành vào vũ trụ là một hành trình đầy nguy hiểm khi có những phi hành gia phải chịu chung số phận cùng phi thuyền của mình.


Thảm họa Challenger
là một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ. Sự cố này xảy ra vào tháng 1/1986 với 7 phi hành gia đang ở trên phi thuyền.


Chỉ 1 phút sau khi tàu vũ trụ này khởi hành, một bộ phận nào đó đã gặp lỗi kỹ thuật và ngọn lửa lan ra khắp phi thuyền.


Tàu con thoi Challenger đã phát nổ và toàn bộ 7 thành viên đều thiệt mạng. Chương trình tàu con thoi của NASA sau đó đã bị tạm dừng.


Tàu Apollo 12 cũng từng gặp phải sự cố khi trong quá trình phóng, tên lửa này bị 2 tia sét đánh trúng.


Tuy nhiên, sự cố này không gây ra một thảm kịch bởi sau đó các phi hành gia gồm Charles Conrad, Alan L. Bean và Richard F. Gordon vẫn có thể đặt chân lên Mặt Trăng và chụp được những bức ảnh vô cùng ấn tượng.


Thảm kịch không gian Columbia xảy ra vào năm 2003 và những gì diễn ra trong sự cố này dường như là sự lặp lại của thảm họa Challenger 17 năm trước đó.


Ngay khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ, một lỗi kỹ thuật không may xảy ra đã khiến tàu con thoi Columbia nổ tung và toàn bộ 7 thành viên trong phi hành đoàn thiệt mạng.


Số phận tàu vũ trụ Soyuz 11 là một thảm kịch trong chương trình không gian của Liên Xô. Phi thuyền này được phóng vào năm 1971 với các phi hành gia gồm Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patsayev.


Sau khi hoạt động trên trạm không gian Salyut 1 ba tuần, tàu Soyuz dự định sẽ quay trở về Trái Đất nhưng điều đó đã không xảy ra.


Một van xả trong cabin không may bị mở ra và cả 3 nhà du hành vũ trụ đều thiệt mạng.


Năm 1975, lần đầu tiên, Mỹ và Liên Xô hợp tác với nhau trong một sứ mệnh không gian mang tên Apollo-Soyuz.


Sứ mệnh này đã vô cùng thành công với nhiều khoảnh khắc lịch sử, chẳng hạn như cái bắt tay nổi tiếng giữa chỉ huy của Mỹ Thomas P.Safford và chỉ huy Liên Xô Alexey Leonov.


Tuy nhiên, trong hành trình trở về Trái Đất, một vụ rò rỉ khí độc đã xảy ra trong cabin Apollo của Mỹ khiến 3 phi hành gia gặp vấn đề về sức khỏe nhưng sau đó họ đã được đưa tới bệnh viện kịp thời và hồi phục trong 1 vài tuần.


Vladimir Komarov là phi hành gia đầu tiên đi vào không gian lần thứ 2. Tuy nhiên, hành trình lần thứ 2 này của ông trên tàu vũ trụ Soyuz 1 đã kết thúc trong một thảm họa.


Tàu Soyuz 1 khởi hành vào tháng 4/1967 và Komarov có ý định sẽ đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng.


Tuy nhiên tàu vũ trụ này gặp một số vấn đề về kỹ thuật và phi hành gia Komarov định quay về Trái Đất song hệ thống dù của phi thuyền này không hoạt động. Cái chết của Komarov là cái chết đầu tiên trong hành trình du hành vũ trụ của con người.


Chuyến du hành không gian thứ 2 của người Mỹ diễn ra vào tháng 7/1961 với Virgil I. Grissom là phi hành gia duy nhất thực hiện nhiệm vụ. Sứ mệnh này đã được thực hiện thành công nhưng khi phi thuyền hạ cánh trên biển, cửa tàu đã bị tung ra và nước tràn vào phi thuyền.


Nhờ một chiếc trực thăng của Hải quân Mỹ ứng cứu kịp thời mà phi hành gia Grissom đã thoát nạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News