Những thảm họa trong không gian
Các chuyến khám phá không gian luôn là những nhiệm vụ hết sức nguy hiểm. Số người hy sinh tính mạng do các tai nạn thảm khốc trong các sứ mệnh đặc biệt này đang tăng cao.
Những thảm họa đã xảy ra trong không gian trong gần 100 năm trở lại đây
Tàu con thoi Challenger

Ngày gặp nạn: 28 tháng 1 năm 1986
Tàu con thoi Challenger bị nổ tung chỉ sau 73 giây đầu tiên khi vừa bắt đầu sứ mệnh của mình, dẫn đến cái chết của 7 phi hành gia trên tàu. Nguyên nhân của thảm họa này là do các vòng đệm bằng cao su trong một tên lửa đẩy đã bị hỏng do nhiệt độ xuống thấp vào ban đêm.
Tàu con thoi columbia

Ngày gặp nạn: 1 tháng 2 năm 2003
Sau 2 tuần làm nhiệm vụ thành công, tàu con thoi Columbia đã gặp nạn trong lúc trở về quyển khí trái đất, kéo theo 7 sinh mạng phi hành gia trên tàu. Bi kịch xảy ra nguyên do là trong quá trình vận hành, một mảnh xốp đã gãy ra và làm hư hại phần cánh của tàu. Điều này đã khiến con tàu vỡ tung dưới áp suất cực lớn khi đi vào khí quyển.
Phi thuyền Apollo 13

Ngày gặp nạn: 13 tháng 4 năm 1970
Nhiệm vụ của tàu con thoi này trở nên nổi tiếng vào thời điểm bấy giờ vì lời nhắn “Houston, chúng gặp trục trặc.” được gửi về trái đất. Và trục trặc này đã xém chút nữa hủy hoại sứ mệnh của Apollo 13 bằng một vụ nổ trên tàu. Nếu không nhờ vào module mặt trăng cung cấp các điều kiện hỗ trợ cho sự sống và nhờ vào trọng lực của mặt trăng thì phi hành đoàn Apollo 13 đã không thể trở về trái đất.
Phương tiện nghiên cứu và huấn luyện việc đổ bộ lên mặt trăng

Ngày gặp nạn: 29 tháng 1 năm 1971
Việc kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị nghiên cứu và huấn luyện việc đổ bộ lên mặt trăng là một công việc nguy hiểm, đã có 3 trong số 5 thiết bị này bị trục trặc và tự hủy. Cũng trong một lần thử nghiệm, thiết bị này đã nổ tung ngay khi phi công Stuart nhấn nút tự đẩy (để thoát khỏi thiết bị) trên ghế của mình.
Phi thuyền Apollo 1

Ngày gặp nạn: 27 tháng 1 năm 1967
3 phi hành gia đã thiệt mạng trong một đợt huấn luyện cho sứ mệnh của tàu Apollo 1. Nguyên nhân tai nạn khá hy hữu khi một ngọn lửa từ một mối chập điện lây lan nhanh chóng trong cabin chứa đầy oxy tinh khiết của phi thuyền.
Albert II

Ngày gặp nạn: 14 tháng 6 ngăm 1949
Albert II không phải là tên của một tàu không gian mà là của một con khỉ. Nó là con khỉ đầu tiên được đưa vào không gian bằng một tên lửa V2 của Mỹ. Albert đã có chuyến đi vào không gian thành công, nhưng đáng tiếc nó lại thiệt mạng trong lúc trở về trái đất khi tên lửa bị hỏng và dù của Albert lại không bật ra được.
Soyuz 11

Ngày gặp nạn: 30 tháng 6 năm 1971
Việc trở về quyển khí trái đất luôn luôn là một việc hết sức nguy hiểm, ngay cả khi tàu tiếp đất thành công. Khi tàu Soyuz 11 hạ cánh thành công, người ta đã phát hiện toàn bộ phi hành đoàn gồm 3 người của tàu Soyuz 11 đã chết. Nguyên nhân được cho là do sức ép lớn và đột ngột khi hạ cánh.
Liberty bell

Ngày gặp nạn: 21 tháng 7 năm 1961
Phi hành gia Gus Grissom đã thoát chết trong gang tất khi tàu không gian Liberty Bell 7 rớt xuống biển sau khi đi vào khí quyển trái đất. Một đội phi cơ cứu hộ tinh nhuệ được cử đến để cứu nạn, nhưng trước khi được an toàn, Grissom đã phải vật lộn với khó khăn để tháo các thiết bị an toàn, sau đó lại phải xoay sở trong bộ đồ không gian bị bơm đầy nước.
Dự án thử nghiệm Apollo soyuz

Trong lần hạ cánh cuối cùng của Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz (một chương trình hợp tác giữa Nga và Mỹ), con tàu đã thải ra loại khí nitrogen tetroxide độc hại chết người. Khí này sau đó lại theo các ống dẫn khí chui lại vào cabin tàu, gây ngộ độc cho phi hành đoàn. Mặc dù tất cả thành viên trên khoang đều bị nhiễm độc, phổi bị tổn thương nặng, và 1 người đã ngừng tim, nhưng nhờ việc triển khai khẩn cấp các mặt nạ oxy, tất cả đã được cứu sống và hồi phục chỉ 2 tuần sau đó.
Laika

Ngày gặp nạn: 3 tháng 11 năm 1957
Laika là tên một chú chó, nó nổi tiếng vì là 1 thành viên của dòng họ mình có mặt trên phi thuyền Sputnik 2 của Nga. Các nhà khoa học đã không có ý định đưa Sputnik 2 trở về trái đất, vì vậy mà số phận của Laika cũng đã được quyết định khi tàu cất cánh. Nhưng sự hy sinh của chú chó đã là cơ sở cho các nhà khoa học tin rằng con người có thể được an toàn trong các chuyến bay vào không gian. Một bức tượng vinh danh chú chó Laika hiện đang được đặt tại thủ đô Moscow.
Tên lửa Juno II
Tên lửa Juno II ra mắt vào ngày 16/7/1959 để đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Nhưng chỉ một vài giây sau khi khởi động, tên lửa lật gần 180 độ, bay vút về phía bệ phóng đầu vào. Các nhà chức trách buộc phải cho nổ tên lửa để bảo vệ những người có mặt tại khu vực. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, năm trong số mười tên lửa Juno II gặp trục trặc trong quá trình khởi động.
Tên lửa đẩy Proton-M
Quả tên lửa đẩy Proton-M của Nga đã phát nổ chỉ 17 giây sau khi rời bệ phóng vào ngày 2/7/ 2013 tại Trung tâm vũ trụ Baikonur, gần thành phố Kazakhstan. Mặc dù không có thương vong người, nhưng 200 triệu USD chi phí cho vệ tinh định vị GLONASS đã bị mất.
Tên lửa Titan IV
Ngày gặp nạn: 12/8/1998
Loạt tên lửa của Titan IV của tập đoàn sản xuất tên lửa Lockheed Martin phát nổ trong chuyến bay vào ngày 12/8/1998. Khi bay về phía trước, một trong những tên lửa đẩy rắn đã tự bung ra và phát nổ.
Tên lửa Zenith-3SL
Tên lửa của Mỹ rơi xuống đại dương chỉ một vài giây sau khi cất cánh khỏi bệ phóng nổi ngày 1/2/2013. Người ta cho rằng nguyên nhân của vụ nổ là do động cơ đã được lắp đặt một thiết bị không đảm bảo từ nước ngoài. Vụ nổ này khiến bệ phóng bị hư hại nhiều.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
