Những sự thật thú vị về đất nước Nepal

Nepal (Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal), là quốc gia nằm kín trong lục địa tại vùng Himalaya ở Nam Á có phần chồng gối với Đông Á, giáp biên giới với Tây Tạng của Trung Quốc ở phía Bắc và Ấn Độ ở phía Nam, Đông và Tây.

Nepal gây ấn tượng bởi những ngôi đền uy nghi, là quê hương của Đức Phật và sự giác ngộ. Một quốc gia tuyệt vời!

1. Tôn giáo chính của Nepal là Ấn Độ giáo. 90% công dân của đất nước là tín đồ Hindu giáo, 9% là tín đồ Phật tử.

2. Ở Nepal, chạm vào đầu của người dân là hành động không đứng đắn. Theo quan niệm của người dân nơi đây, đầu là phần thiêng liêng của cơ thể, và chỉ có các nhà sư và các bậc cha mẹ mới có thể chạm vào nó.

3. Đỉnh núi cao nhất thế giới - đỉnh Everest (Chomolungma) nằm ở Nepal. Chiều cao của nó là 8848m.

Những sự thật thú vị về đất nước Nepal
Đỉnh Everest (đỉnh Chomolungma). (Ảnh: Göran Höglund)

4. Quốc kỳ Nepal là lá quốc kỳ duy nhất trên thế giới không phải hình chữ nhật hay hình vuông mà là hai hình tam giác chồng lên nhau. Được biết, hai hình tam giác này tượng trưng cho hai tôn giáo lớn nhất tại quốc gia này là Hindu và Phật giáo.

5. Hầu hết người dân Nepal sống ở vùng núi hoặc ở nông thôn. Tại Nepal, tỷ lệ dân số đô thị là thấp nhất trên thế giới - chỉ có 14% dân số sống ở các thành phố.

6. Nepal là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với tỷ lệ thất nghiệp khá cao. Nếu bạn muốn giúp đỡ người nghèo, hãy thực hiện một chuyến đi đến Nepal!

7. Cư dân Nepal rất thân thiện, tốt bụng và phóng khoáng. Người Nepal rất gọn gàng và lịch sự.

8. Tại Nepal (cũng như Ấn Độ), bò được xem là động vật linh thiêng. Không ai ăn bò ở Nepal. Thịt phổ biến nhất là thịt dê. Ngoài ra, ở Nepal hầu hết mọi người đều ăn chay.

9. Người Nepal thích ăn các sản phẩm từ sữa như phô mai hoặc sữa.

10. Ở Nepal hoàn toàn không có hệ thống đường sắt. Giao thông công cộng chính của Nepal là xe buýt.

Những sự thật thú vị về đất nước Nepal
Hành khách lên xuống xe buýt tại Nepal. (Ảnh: Australian Department of Foreign Affairs and Trade).

11. Cái bắt tay hoàn toàn không phổ biến ở Nepal.

12. Phần lớn người dân Nepal sống theo chế độ đa thê (một người đàn ông có thể có nhiều vợ). Đặc biệt, ở phía Bắc của đất nước này còn có chế độ đa phu (một người phụ nữ có thể có nhiều chồng).

13. Từ "Himalayas" có nghĩa là "nơi ở của tuyết".

14. Đường biên giới của Trung Quốc và Nepal chạy qua chính giữa ngọn núi Everest, khiến nó không chỉ là ngọn núi cao nhất mà còn là khu vực biên giới cao nhất thế giới.

15. Trong năm 1955, tại Kathmandu chỉ có một nhà hàng. Hiện nay có hàng trăm nhà hàng.

Những sự thật thú vị về đất nước Nepal
Nhà hàng ở Kathmandu, Nepal. (Ảnh: Calflier001).

16. Theo phong tục của bộ lạc Newari ở Nepal, tại tiệc cưới, mọi người sẽ chuẩn bị tất cả là 84 món ăn đặc trưng của địa phương.

17. Tại Nepal, có những cô gái được gọi là nữ thần, và họ chính là hiện thân sống của nữ thần Taleju.

18. Machapuchare là ngọn núi thiêng liêng của Nepal. Machapuchare, hay còn gọi là "đuôi cá" được công khai giới hạn cấm leo cho những người mới bắt đầu leo núi. Nó cao hơn ngọn núi Shivling ở trên khoảng 457m. Chưa ai có thể leo tới đỉnh cao của nó.

19. Chỉ có ở Nepal, tuổi thọ của nam giới cao hơn nữ giới.

20. Bagmati là con sông linh thiêng nhất của người Nepal, như sông Hằng của người Ấn. Nằm bên bờ Bagmati, Pashupatinath là ngôi đền Hindu lớn nhất Nepal, cũng là ngôi đền thờ thần Shiva quan trọng nhất đất nước này.

Những sự thật thú vị về đất nước Nepal
Sông Bagmati. (Ảnh: Cheryl Marland).

21. Tại Nepal, có 4 di sản được bảo vệ bởi UNESCO:

  • Thung lũng Kathmandu
  • Vườn quốc gia Sagarmatha và núi Everest
  • Vườn quốc gia Chitwan
  • Lumbini - nơi sinh của đức Phật.

22. Thủ đô của Nepal là Kathmandu.

Ở vùng ngoại ô Kathmandu có bảo tháp Boudhanath, là ngôi chùa cổ được du khách tham quan nhiều nhất trên thế giới. Trong nhiều thế kỷ qua, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng và Nepal kính khánh nguyện hoặc lễ lạy sát đất.

Ngoài ra, ở Kathmandu còn có bảo tháp Swayambhunath, là ngọn tháp cổ xưa và bí ẩn nhất trong các đền thờ của thung lũng Kathmandu. Bảo Tháp Swayambhunath còn được gọi là "Đền Khỉ" vì có đến hàng trăm con khỉ chuyên láo nháo tại đền vào ban đêm tại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News