Những thần thoại gắn liền với nhật thực toàn phần
Sự biến mất hoàn toàn của Mặt Trời trong hiện tượng nhật thực toàn phần là chủ đề cho vô số câu chuyện nhuốm màu sắc thần bí trong các nền văn hóa.
Sự kiện nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2016 diễn ra vào sáng 9/3. Hàng trăm nghìn người dân ở Indonesia đã háo hức đón xem nhật thực trong bóng tối bao trùm khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời. Những cư dân ở vùng đông bắc Australia, Đông Á và Nam Á cũng có cơ hội quan sát nhật thực một phần.
Theo Ancient Origins, hiện tượng thiên văn hiếm này xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, khiến một số nơi trên Trái Đất tạm thời chìm trong bóng tối. Từ thời tiền sử, loài người đã tìm cách lý giải về nhật thực thông qua nhiều thần thoại và bảo vệ bản thân mỗi khi nhật thực diễn ra.
Một số nơi trên Trái Đất bị bóng tối bao phủ hoàn toàn trong thời gian nhật thực toàn phần. (Ảnh: NASA).
Bộ lạc bản xứ Da'a ở Sigi, Indonesia thường tổ chức những nghi thức đặc biệt để bảo vệ người Trái Đất trước nhật thực. Nhiều nền văn hóa trên thế giới cũng cho rằng đây là một thời khắc nguy hiểm và mang đến điềm xấu. Người Hy Lạp thời xưa tin rằng nhật thực báo trước thiên tai.
Trong thần thoại, sự biến mất đột ngột của Mặt Trời hoặc Mặt Trăng thường được giải thích là do những thực thể siêu nhiên ăn mất. Theo The Examiner, người Việt Nam tin rằng nhật thực xảy ra khi một con cóc khổng lồ nuốt chửng Mặt Trời. Tương tự, thần thoại Hàn Quốc kể rằng chúa tể vương quốc bóng tối thách con chó lửa Bulgae ngoạm Mặt Trời và Mặt Trăng. Mặt Trời quá nóng và Mặt Trăng quá lạnh, khiến con chó đau đớn phải nhả ra và quay trở về với những vết thương.
Theo người bản xứ Serrano ở California, Mỹ, nhật thực là lúc những linh hồn người chết cố gắng ăn Mặt Trời. Trong khi nhật thực diễn ra, các pháp sư và người hầu nhảy múa, ca hát để xoa dịu linh hồn người chết trong khi mọi người hét to để xua đuổi hồn ma.
Theo National Georaphic, trong thần thoại Ấn Độ, con quỷ Rahu ăn trộm thuốc trường sinh bất lão. Mặt Trời và Mặt Trăng kể tội Rahu với thần Vishnu. Thần Vishnu chặt đầu Rahu khi nó đang uống thuốc, vì vậy đầu của nó trở nên bất tử trong khi thể xác thì chết đi. Trong cơn thịnh nộ, chiếc đầu của Rahu tiếp tục đuổi theo Mặt Trời và Mặt Trăng, thỉnh thoảng lại nuốt chửng chúng. Tuy nhiên, vì Rahu không có cơ thể, Mặt Trời và Mặt Trăng chỉ biến mất tạm thời và rơi ra ngoài từ bên dưới chiếc đầu của Rahu.
Người dân ở nhiều nền văn hóa vẫn duy trì tập tục xua đuổi tà ma và vận rủi trong thời gian nhật thực. Một số nơi ăn chay. Phụ nữ mang thai và trẻ em được khuyên ở trong nhà. Những tập tục khác bao gồm gõ nồi niêu, đánh trống, tạo tiếng ồn trong nhật thực để trừ tà và thúc giục khôi phục trật tự tự nhiên.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
