Những thủ đô trên thế giới đang nóng lên

Các thủ đô lớn như Paris, Jakarta, Seoul, Bắc Kinh… có số ngày nóng trên 35 độ C liên tục tăng trong vòng 30 năm qua.

Nhiều thủ đô trên thế giới sẽ trải qua những ngày nóng cực hạn hơn, theo phân tích của Viện môi trường và phát triển quốc tế (IIED) công bố hôm 28/6. Đây là xu hướng nguy hiểm thúc đẩy bởi nhiệt độ oi bức trên toàn châu Á trong tình hình khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ. 20 thành phố đông dân nhất thế giới, nơi ở của hơn 300 triệu người ghi nhận số ngày nóng trên 35 độ C tăng 52% trong 3 thập kỷ qua, CNN đưa tin.

Từ Buenos Aires, Argentina tới Paris, Pháp và Cairo, Ai Cập nghiên cứu phát hiện mỗi thập kỷ qua đi, khi lượng thải khí nhà kính do con người gây ra tăng lên. Các thủ đô lớn phải đối mặt càng nhiều ngày nắng nóng, đe dọa sức khỏe con người, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng.


Một bé trai đổ nước lên đầu để giải nhiệt ở khu vực đông dân ở Jakarta hôm 16/5/2024. (Ảnh: Willy Kurniawan/Reuters)

"Biến đổi khí hậu không chỉ là mối đe dọa tương lai mà đang xảy ra và trở nên tồi tệ hơn", nhà nghiên cứu Tucker Landesman của IIED cho biết. "Tình hình càng trầm trọng hơn do hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, xảy ra khi các thành phố thay thế đất đai tự nhiên bằng đường sá và nhà cửa giữ nhiệt nhiều hơn".

Những thành phố châu Á, chiếm khoảng một nửa số thủ đô đông dân nhất thế giới, có mức tăng nhiệt độ lớn nhất. Xu hướng này rất rõ ràng trong vài đợt sóng nhiệt gần đây trên khắp lục địa, từ Đông Nam Á tới Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Á đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nguy cơ khí hậu do dân số đông, đói nghèo và tỷ lệ người dân sống ở khu vực thấp, hay gặp lũ lụt, mực nước biển gia tăng và nhiều thiên tai khác.

New Delhi đứng đầu danh sách những thành phố nóng nhất, ghi nhận 4.222 ngày nóng trên 35 độ trong 3 thập kỷ qua, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào được phân tích. Cuối tháng 5/2024, một khu vực ở New Delhi cán mốc 49,9 độ C, nhiệt độ cao nhất trong lịch sử thành phố, gây áp lực cho lưới điện và hệ thống cung cấp năng lượng của Ấn Độ. Hơi nóng lưu lại cả đêm, khiến người dân khó nghỉ ngơi.

"Chúng tôi đã sống ở khu phố này suốt 40 năm, nhưng chưa bao giờ gặp mùa hè nào như thế này", Kalyani Saha, cư dân 60 tuổi ở Lajpat Nagar, South East Delhi, chia sẻ. "Chúng tôi chỉ lấy nước một lần mỗi ngày. Trời nóng như thiêu đốt. Nước phải đổ đầy xô và để nguội, nếu không sẽ không thể tắm bằng nước đó". Một người chạy xe kéo cho biết ông có ngày càng ít khách hơn do mọi người chọn đi taxi có điều hòa thay vì phương tiện ngoài trời.

Thủ đô Jakarta của Indonesia ghi nhận số ngày nóng trên 35 độ C tăng mạnh nhất trong 30 năm qua (từ 28 ngày vào năm 1994 - 2003 tới 167 ngày từ năm 2014 đến 2023). Seoul, Hàn Quốc và Bắc Kinh, Trung Quốc, cũng trải qua mức tăng cao về số ngày nóng cực hạn. Năm 2018, Seoul có 21 ngày nóng trên 35 độ C, cao hơn 10 năm trước đó cộng lại. Số ngày nóng trên 35 độ C của Bắc Kinh tăng 309% từ năm 1994.

Các thành phố cũng đương đầu với khoảng thời gian nhiệt độ cao kéo dài hơn do chính phủ không đạt những mục tiêu khí hậu và cắt giảm đủ khí thải. Tháng 10/2023, Jakarta có 30 ngày liên tiếp nóng trên 35 độ C, nhiều hơn so với khoảng thời gian giữa năm 1994 và 2003.

Nắng nóng cực hạn có thể rất nguy hiểm, đặc biệt với nhóm dân cư dễ tổn thương không thể tiếp cận không gian mát mẻ. Từ ngày 11 đến 19/6, New Delhi ghi nhận 192 ca tử vong liên quan đến nắng nóng thuộc nhóm người vô gia cư, kỷ lục so với cùng kỳ 5 năm qua, theo báo cáo từ Trung tâm phát triển sức khỏe Ấn Độ. Trẻ em, người già và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn trong nắng nóng. Ngoài ra, lao động theo giờ và không chính thức có thể phải dừng làm việc hoặc lựa chọn giữa ở nhà và không có thu nhập với làm việc trong điều kiện nguy hiểm.

Nắng nóng cũng gây thiệt hại cho nền kinh tế, phá hủy hoa màu, làm chết gia súc và giảm năng suất lao động, đặc biệt ở những nơi không có điều hòa bởi người lao động cần tạm dừng nhiều hơn để nghỉ ngơi và uống nước. Nắng nóng cực hạn gây áp lực cho cơ sở hạ tầng, bao gồm đường cao tốc, mạng điện và đường sắt, gây gián đoạn chuỗi cung ứng, mất điện và dịch bệnh. Theo nghiên cứu năm 2022 của Đại học Dartmouth, nắng nóng cực hạn làm kinh tế toàn cầu thiệt hại hàng nghìn tỷ USD từ đầu thập niên 1990 và những nước nghèo chịu hậu quả nặng nề nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News