Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Ngày nay, việc sử dụng bạc trải dài trên nhiều công nghệ hiện đại, bao gồm các tấm pin mặt trời, xe điện và thiết bị 5G,… Bên cạnh đó, việc sử dụng bạc trong tiền tệ, y học, nghệ thuật và đồ trang sức đã giúp phát triển nền văn minh, thương mại và công nghệ trong hàng nghìn năm.

3.000 năm trước Công nguyên - Thời Trung cổ

Bạc bắt đầu được biết đến và sử dụng từ 3.000 năm trước Công nguyên ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, nơi hoạt động khai thác của nó đã thúc đẩy giao thương ở biển Aegean và Địa Trung Hải cổ đại. Các thương nhân sẽ sử dụng những miếng bạc được cắt thô như một phương tiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ.

Vào khoảng năm 1.200 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại bắt đầu tinh chế và đúc tiền bằng bạc từ các khu mỏ ngay bên ngoài Athens. Đến năm 100 trước Công nguyên, Tây Ban Nha ngày nay đã trở thành trung tâm khai thác bạc của Đế chế La Mã. Vào cuối những năm 1400, Tây Ban Nha đã mang các ứng dụng của bạc đến Tân Thế giới, nhiều mỏ bạc lớn được phát hiện trên những ngọn đồi ở Bolivia.

Bên cạnh những công dụng của bạc trong thương mại, người ta còn công nhận khả năng kháng khuẩn của bạc. Ví dụ, khay đựng rượu và thức ăn thường được làm bằng bạc để tăng hạn sử dụng. Ngoài ra, trong các đợt bùng phát của bệnh dịch hạch ở châu Âu thời trung cổ và thời kỳ phục hưng, mọi người ăn và uống bằng các vật dụng bằng bạc để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật.

Những năm 1800 - 2000

Công dụng của bạc trong y học được khám phá vào thế kỷ 19 và 20. Bác sĩ phẫu thuật khâu vết thương sau phẫu thuật bằng mũi khâu bạc để giảm viêm. Vào đầu những năm 1900, các bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ mắt bạc nitrat để ngăn ngừa viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Vào những năm 1960 , NASA đã phát triển một máy lọc nước phân phối các ion bạc để diệt vi khuẩn và làm sạch nước trên tàu vũ trụ của mình.

Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự khởi đầu của các ứng dụng công nghiệp của bạc. Nhờ độ nhạy sáng và độ phản xạ cao, nó đã trở thành thành phần chính trong phim ảnh, cửa sổ và gương. Thậm chí ngày nay, cửa sổ của các tòa nhà chọc trời thường được tráng bạc để phản chiếu ánh sáng mặt trời và giữ cho không gian bên trong luôn mát mẻ.

Những năm 2000 - Hiện tại

Việc sử dụng bạc đã trải qua một chặng đường dài. Bạc là một trong những kim loại dẫn điện tốt nhất, khiến nó trở thành sự lựa chọn không thể thiếu cho các thiết bị điện tử. Hầu hết mọi thiết bị điện tử đều chứa bạc, từ điện thoại thông minh đến xe điện. Các tấm pin mặt trời cũng sử dụng bạc như một lớp dẫn điện trong tế bào quang điện để vận chuyển và lưu trữ điện hiệu quả. Ngoài ra, nó có một số ứng dụng y học từ điều trị vết thương bỏng và vết loét đến loại bỏ vi khuẩn trong hệ thống điều hòa không khí và quần áo.

Ứng dụng của bạc trong tương lai

Bạc luôn là nguyên liệu không thể thiếu của các ngành công nghiệp và công nghệ do các đặc tính độc đáo của nó, từ tính chất kháng khuẩn đến độ dẫn điện cao. Ngày nay, bạc giữ một vai trò quan trọng đối với công nghệ năng lượng tái tạo. Với mỗi thời đại, bạc càng chứng tỏ được giá trị của mình.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đến quốc đảo 3000 năm tuổi chiêm ngưỡng dòng thác chảy dưới đáy đại dương độc đáo nhất thế giới

Đến quốc đảo 3000 năm tuổi chiêm ngưỡng dòng thác chảy dưới đáy đại dương độc đáo nhất thế giới

Quốc đảo Mauritius sở hữu một trong những cảnh quan kỳ vĩ nhất thế giới: Thác nước dưới biển. Tuy nhiên, đây có thực sự là một thác nước hay không?

Đăng ngày: 28/10/2021

"Bom hẹn giờ" bên dưới lớp băng vĩnh cửu

Đất đóng băng vĩnh cửu tan chảy do ấm lên toàn cầu kéo theo nhiều mối đe dọa như giải phóng khí nhà kính, cơ sở hạ tầng nứt vỡ và biến đổi cảnh quan.

Đăng ngày: 28/10/2021
Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ - Hóa ra Việt Nam nhiều không kém, hạng 2 thế giới

Nhật Bản phát hiện mỏ đất hiếm khổng lồ - Hóa ra Việt Nam nhiều không kém, hạng 2 thế giới

Người Nhật đã tìm thấy trữ lượng đất hiếm rất lớn ngoài khơi đảo Minamitori, giúp quốc gia này có thể vươn lên trở thành nhà cung cấp đất hiếm hàng đầu thế giới.

Đăng ngày: 28/10/2021
Áp thấp nhiệt đới vào bờ, Bình Định - Ninh Thuận, lượng mưa lên tới 200mm

Áp thấp nhiệt đới vào bờ, Bình Định - Ninh Thuận, lượng mưa lên tới 200mm

Ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới gây ra mưa diện rộng ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hôm nay, TP.HCM khả năng xuất hiện mưa lớn gây nguy cơ ngập úng.

Đăng ngày: 27/10/2021
Bê tông tăng độ bền khi

Bê tông tăng độ bền khi "nuôi" sinh vật biển

Startup Israel phát triển loại bê tông thân thiện với môi trường, thậm chí trở nên bền chắc hơn khi sinh vật biển bám vào bề mặt.

Đăng ngày: 27/10/2021
Động đất sâu nhất thế giới bên dưới Nhật Bản

Động đất sâu nhất thế giới bên dưới Nhật Bản

Nếu được xác nhận, rung chấn ở độ sâu 751 km có thể gây bất ngờ cho các nhà địa chất học vốn cho rằng lớp phủ giữa hầu như không thể xảy ra động đất.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News