Những vị khách không mời trên bầu trời

Các nhà khoa học vũ trụ sẽ gia tăng nỗ lực nghiên cứu để đối phó với nguy cơ có thể nảy sinh khi hai tiểu hành tinh với kích cỡ khá lớn sẽ có đường bay "sát sạt" với Trái Đất, trong đó nguy cơ trước mắt là tiểu hành tinh 99942 Apophis.

>>> “Thổi bay” tiểu hành tinh đe dọa trái đất bằng bom hạt nhân

Được đặt tên theo tên của vị thần đại diện cho thế giới xấu xa và hắc ám trong thần thoại Hy Lạp, tiểu hành tinh 99942 Apophis có kích thước khoảng 240 mét - đủ lớn để tạo ra sức công phá vượt xa 25.000 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima nếu nó va đập vào Trái Đất.

Theo các tính toán ban đầu, tỷ lệ xảy ra một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh này với Trái Đất vào năm 2029 là 2,7% - một tỉ lệ cao nhất từng được ghi nhận đối với một tiểu hành tinh.


Những sao chổi "đi lang thang" bên ngoài vũ trụ.

Theo trung tâm thí nghiệm Jet Propulsion (JPL) của NASA, nếu Trái Đất vượt qua được "vận hạn" trên, thì vẫn còn một nguy cơ một vụ va chạm khác sẽ xảy ra vào ngày 13/04/2036, với tỉ lệ là 1/250.000.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đang phải tính đến một hiệu ứng có tên Yarkovsky - hiện tượng một phần của tiểu hành tinh bị tan chảy khi nó bay gần Mặt trời và nguội đi lúc nó bay ra xa - có ảnh hưởng tới những tính toán khoa học trong tương lai hay không.

Lance Benner, chuyên viên nghiên cứu của JPL nói: “Chúng tôi hy vọng rằng việc sử dụng những phương thức đo đạc mới về khoảng cách cũng như tốc độ có thể quan sát được của tiểu hành tinh này, và chúng tôi có thể giảm thiểu các tính toán không chính xác về quỹ đạo đi của nó đồng thời tạo ra nhiều thời gian hơn để chúng tôi có thể tính toán các chuyển động trong tương lai”.

Mark Bailey, giám đốc của Đài quan sát Armagh ở Bắc Ailen cho biết: “Đây sẽ là tiểu hành tinh bay gần Trái Đất nhất từng được dự đoán từ trước đến nay. Bởi vì nó sẽ tiến đến rất gần nên ngay cả những người nghiên cứu vũ trụ nghiệp dư cũng có thể quan sát nó khi nó che khuất ánh sáng của các ngôi sao phía sau. Và rất có thể họ còn nhìn thấy bằng mắt thường”.

Năm 2004, Apophis đã từng khiến cho giới nghiên cứu phải nghẹt thở trong lần đầu tiên nó xuất hiện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News