Nhuộm màu vi khuẩn để nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất

Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ vật lý Moskva (Nga) đã phối hợp với các đồng nghiệp Đức và Nga ở Đại học Công nghệ hóa học mô tả một phương pháp mới để nghiên cứu những vi khuẩn có khả năng sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt.

Các nhà khoa học đã chọn một chất nhuộm huỳnh quang cho phép quan sát hoạt động sống của vi khuẩn ở chế độ thời gian thực.

Nhuộm màu vi khuẩn để nghiên cứu sự sống ngoài Trái đất
Chất nhuộm này giúp chúng ta nghiên cứu rõ hơn những vi khuẩn sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Theo thông cáo báo chí của Viện Công nghệ vật lý Moskva, các tác giả của nghiên cứu đã thử nghiệm với loài vi khuẩn halophilic có thể sống ở môi trường có độ mặn cao. "Những vi sinh vật này thường được tìm thấy trong các mỏ muối cổ hàng triệu năm tuổi. Phương pháp của chúng tôi cho phép tìm thấy và nghiên cứu chúng trong các khối khoáng chất. Việc tìm kiếm như vậy có thể làm sáng tỏ các vấn đề về nguồn gốc sự sống trên Trái đất mà theo một giả thuyết, đã được đưa từ ngoài hành tinh đến dưới dạng các vi khuẩn" - ông Valentin Barshcheuski, tác giả chính của công trình nghiên cứu chia sẻ.

Để nghiên cứu các vi khuẩn trong điều kiện tự nhiên, các nhà sinh vật học cần những loại thuốc nhuộm chọn lọc, chúng cho phép nhìn thấy nhiều điều hơn khi quan sát trong môi trường không nhuộm mầu. Nhưng có điều các chất đánh dấu huỳnh quang và kháng thể, khi kết hợp với thuốc nhuộm màu thường không có tác dụng trong môi trường muối. Hơn nữa, vỏ dày của vi khuẩn halophiles lại tạo thêm phức tạp khiến cho đến tận thời gian gần đây các chuyên gia vẫn chưa quan sát được những vi khuẩn sống.

Trong một bài viết mới được trình bày trên tạp chí Scientific Reports, nhóm nghiên cứu Nga-Đức mô tả giải pháp cho vấn đề này. Trong các thí nghiệm do họ tiến hành, không cần tổng hợp bất kỳ thuốc nhuộm mới đặc biệt nào mà chỉ cần sử dụng các chất được tạo ra trước đó cho việc nhuộm ty thể trong tế bào nhân chuẩn (eukaryotic cells). Hóa ra loại thuốc nhuộm mầu thương hiệu MitoTracker còn thích hợp để nhuộm một loạt vi sinh vật như salinarium halobacterium, haloferax sp, halorubrum sp, salicola sp... và halomonas sp. Những thí nghiệm này không chỉ giúp chụp hình ảnh rõ ràng và để đếm được số lượng tế bào, mà còn có thể theo dõi sự biến đổi của các tế bào halobacterium salinarium. Dưới ảnh hưởng tác động hóa học không thuận lợi, các tế bào hình dài có thể biến thành hình cầu: quá trình này thậm chí đã được ghi lại trên video ở chế độ thời gian thực.

Phương pháp mới trước hết sẽ cho phép trích xuất một cách hiệu quả các vi sinh vật trong điều kiện tự nhiên như từ đất đá trên sao Hỏa mà tàu thám hiểm chuyển về và tiếp đó, giúp nghiên cứu chính xác hành vi của các vi khuẩn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Bão khổng lồ trên sao Hải vương lọt tầm ngắm của Hubble

Bão khổng lồ trên sao Hải vương lọt tầm ngắm của Hubble

Kính viễn vọng Hubble của NASA có dịp khám sát qua bề mặt sao Hải Vương thì phát hiện ra một cơn bão hình bầu dục khổng lồ.

Đăng ngày: 23/02/2018
Vụ nổ siêu tân tinh cách Trái đất 10,5 tỷ năm ánh sáng

Vụ nổ siêu tân tinh cách Trái đất 10,5 tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn lần đầu phát hiện những vụ nổ siêu tân tinh siêu sáng khoảng một thập kỷ trước.

Đăng ngày: 23/02/2018
15 năm thám hiểm sao Hỏa của tàu Opportunity

15 năm thám hiểm sao Hỏa của tàu Opportunity

Trong 15 năm thám hiểm sao Hỏa, tàu Opportunity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ đã ghi lại được hàng trăm nghìn bức ảnh, di chuyển qua hàng chục km địa hình trên hành tinh Đỏ.

Đăng ngày: 22/02/2018
Ảnh Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách hơn 60 triệu km

Ảnh Trái đất và Mặt trăng từ khoảng cách hơn 60 triệu km

NASA công bố hình ảnh Trái đất và Mặt trăng do tàu vũ trụ OSIRIS-Rex chụp từ vị trí rất xa ngoài vũ trụ.

Đăng ngày: 22/02/2018
12 điều bạn có thể không biết về tên lửa Falcon Heavy của SpaceX

12 điều bạn có thể không biết về tên lửa Falcon Heavy của SpaceX

Chiếc Falcon 9 của và Falcon Heavy của SpaceX được đặt tên theo chuyến đi của Han Solo trong Star Wars, phi thuyền Millennium Falcon.

Đăng ngày: 21/02/2018
Câu chuyện

Câu chuyện "đến tháng" khi du hành vũ trụ lại một lần nữa khiến NASA đau đầu

Trong những ngày tháng đầu tiên NASA tiến hành chinh phục vũ trụ, chuyện

Đăng ngày: 21/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News