Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B số ra ngày 4/6, nọc độc từ một trong những loài nhện độc nhất thế giới có thể trở thành thuốc trừ sâu sinh học giết sâu bọ gây hại, nhưng không ảnh hưởng tới ong - một trong những "chuyên gia" thụ phấn cho cây trồng.

>>> Thiếu ong mật, sản lượng cây trồng nhiều nước bị đe dọa

Lâu nay, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân khiến số lượng ong, bao gồm cả ong hoang dã và ong nuôi, giảm ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á, theo đó "thủ phạm" có thể là thuốc trừ sâu công nghiệp.

Năm 2013, Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm tạm thời một số loại thuốc trừ sâu sau khi các nhà khoa học cho hay các hóa chất được sử dụng để bảo vệ mùa màng hay tổ ong có thể xâm nhập vào não bộ của ong mật, tác động tới khả năng ghi nhớ và những kỹ năng định vị cần thiết để tìm kiếm thức ăn của ong.


Loài ong là chuyên gia thụ phấn cho cây trồng. (Ảnh: wikipedia.org)

Nhóm nghiên cứu, do Đại học Newcastle (Anh) đứng đầu, đã tìm ra một loại thuốc trừ sâu sinh học an toàn đối với ong, được chế tạo từ nọc độc của nhện mạng phễu Australia kết hợp với protein từ cây giọt tuyết.

Khi cho thử với liều cấp và lặp đi lặp lại, tức là cao hơn mức ong phải chịu trong các cánh đồng phun thuốc trừ sâu công nghiệp, loại thuốc trừ sâu sinh học từ nọc nhện kể trên chỉ ảnh hưởng không đáng kể tới sự tồn tại của ong cũng như khả năng ghi nhớ của loài thụ phấn này. Cả ong trưởng thành và ấu trùng ong đều không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nhà khoa học Angharad Gatehouse, đồng tác giả nghiên cứu, nhận định rằng điều mà các nhà khoa học cũng như người nông dân cần hiện nay là một chiến lược kiểm soát sâu bọ tổng hợp, mà loại thuốc trừ sâu sinh học nói trên chỉ là một phần trong đó.

Thuốc trừ sâu sinh học được cho là hầu như không gây hại cho con người, mặc dù có lượng độc tố cao đối với một số loài sâu bọ chủ yếu.

Ong "đảm đương" tới 80% hoạt động thụ phấn cho các loại cây thụ phấn nhờ côn trùng. Nếu không có loài ong, nhiều vụ mùa sẽ không thể ra quả, hoặc con người phải thụ phấn bằng tay.

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), các loài thụ phấn đóng góp ít nhất 70% vụ thu hoạch lương thực chính của con người. Giá trị kinh tế của các dịch vụ thụ phấn ước tính lên tới 153 tỷ euro (208 tỷ USD) vào năm 2005.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News