"Nóc nhà thế giới" đang tan chảy, gần 2 tỉ người dưới núi sẽ ra sao?

Yếu tố nguy hiểm nhất của sông băng tan chảy chính là hình thành các hồ nước lớn hàng triệu m3 trên lưng chừng núi. Không ai dám nghĩ tới viễn cảnh khi các hồ nước này vỡ.

Theo Trung tâm nghiên cứu Núi quốc tế, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng rất lớn lên các sông băng của dãy núi Himalaya, Hindu Kush, Karakoram và Pamir tại các quốc gia Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Bhutan và Myanmar.

Nghiên cứu cảnh báo rằng, dựa vào tốc độ nóng lên toàn cầu hiện tại, khoảng 56.000 sông băng sẽ biến mất vào năm 2100.

Việc các sông băng tan chảy sẽ ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của hơn 1,9 tỉ người sống tại Nam Á, vốn phụ thuộc nguồn nước vào các sông băng. Cùng với đó, các hoạt động dân sinh như nông nghiệp, thủy điện và du lịch trong khu vực cũng bị tác động tiêu cực do sự thay đổi lưu vực các dòng sông.

Tuy nhiên, yếu tố nguy hiểm nhất của sông băng tan chảy chính là các hồ nước hình thành trên các sườn núi. Từ năm 1990 đến 2010, hơn 900 hồ nước mới được hình thành trên các dãy núi cao của châu Á.

Đánh giá về vấn đề này, nhà thám hiểm, nhà địa lý thuộc Đại học Colorado, Alton Byers cho biết: “Sự tan chảy của các sông băng đang xảy ra nhanh hơn so với dự kiến”.

Theo ông Alton Byers, Trái Đất nóng lên dẫn tới băng ở các đỉnh núi tan chảy. Chúng đầu tiên tạo thành các vũng nước nhỏ, sau đó hội tụ thành các hồ nước lớn hàng triệu m3 trên lưng chừng núi. Khi các hồ nước này vỡ, chúng tạo thành các trận lụt lớn có sức phá hoại khủng khiếp. 

Nóc nhà thế giới đang tan chảy, gần 2 tỉ người dưới núi sẽ ra sao?
 Sự tan chảy của các sông băng đang xảy ra nhanh hơn so với dự kiến.

Trận lũ lụt ở Himalaya kinh khủng nhất đã xảy ra ở vùng Khumbu của Nepal vào ngày 4/8/1985 chính là điển hình. Sau đợt tuyết lở đổ xuống sông băng Langmoche và tràn xuống hồ Dig, các làn sóng cao 4-6m đã phá vỡ con đập và giải phóng hơn 1,3 tỉ m3 nước, tương đương với 2.000 bể bơi có kích cỡ tiêu chuẩn của Olympic. Trận lụt đã tàn phá 14 cây cầu, 30 ngôi nhà và một nhà máy thủy điện và sinh mạng của rất nhiều người dân địa phương.

Từ cuối những năm 1980, các nhóm các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu thí điểm 2 hồ nước trên dãy Himalaya. Hình ảnh vệ tinh cho thấy một hồ nước mới được hình thành với tên gọi Imja đang mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc. Trong giai đoạn năm 2000 đến 2007, diện tích bề mặt của hồ đã tăng thêm khoảng 100m2.

Để đối phó với các hồ nước trên núi cao do các sông băng tan chảy tạo ra, nhiều quốc gia đã tính tới phương án thoát dần nước để giảm sức ép và nguy cơ lũ lụt. Peru hiện là quốc gia đang có đối sách hiệu quả với việc các sông băng tan chảy.

Trong vài thập kỉ qua, Peru đã mất 50% sông băng và từng trải qua các trận lụt kinh hoàng do các hồ nước trên núi cao tan vỡ. Sau trận lụt kinh hoàng từ hồ Palcacocha khiến 5.000 người thiệt mạng, hơn 1/3 thành phố Huaraz thiệt hại nặng nề, người Peru đã tìm ra cách để thoát nước từ những hồ băng có nguy cơ vỡ cao. Hàng chục hồ nước trên núi cao ở Peru đã được cải tạo thành nhà máy thủy điện hoặc hồ thủy lợi để tận dụng nguồn nước và hạn chế nguy cơ lũ lụt do chúng gây ra.

Hiện tại, cách tốt nhất để giảm nguy cơ lũ lụt do các sông băng tan chảy nằm ở việc con người cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Rác điện tử của năm 2021 nặng hơn cả Vạn lý Trường thành

Rác điện tử của năm 2021 nặng hơn cả Vạn lý Trường thành

Con người đang thải ra lượng rác điện tử khổng lồ, trong đó chưa đến 20% được thu gom và tái chế.

Đăng ngày: 15/10/2021
Tìm ra phương pháp biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 tiếng

Tìm ra phương pháp biến nước sông hồ thành nước uống chỉ trong 1 tiếng

Với phát minh này, tình trạng khan hiếm nước sạch ở các quốc gia nghèo đói sẽ được phần nào giải quyết.

Đăng ngày: 14/10/2021
Bão Kompasu suy yếu trước khi đổ bộ

Bão Kompasu suy yếu trước khi đổ bộ

Lúc 6h ngày 14/10, sức gió của bão Kompusu giảm còn 60-75 km/h, cấp 7-8, cách đất liền các tỉnh Thanh Hóa - Hà Tĩnh khoảng 200km.

Đăng ngày: 14/10/2021
Bão số 8 đang ở giai đoạn mạnh nhất, đi sâu vào đất liền khu vực Thanh Hóa - Quảng Bình

Bão số 8 đang ở giai đoạn mạnh nhất, đi sâu vào đất liền khu vực Thanh Hóa - Quảng Bình

Với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, bão số 8 khả năng đi sâu vào đất liền khu vực Thanh Hóa - Quảng Bình ngày 14/10. Bắc Bộ và Trung Bộ bắt đầu mưa lớn từ chiều nay, 13/10.

Đăng ngày: 13/10/2021
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm như thế nào?

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm như thế nào?

Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra lũ quét, cháy rừng, hạn hán mà còn âm thầm ảnh hưởng đến những thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng mỗi ngày.

Đăng ngày: 12/10/2021
Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ lây lan virus lạ và chất thải hạt nhân

Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ lây lan virus lạ và chất thải hạt nhân

Một báo cáo cho thấy việc Bắc Cực ấm lên nhanh chóng có thể gây ra sự lây lan của chất thải hạt nhân, virus lạ và vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

Đăng ngày: 12/10/2021
Bão Kompasu vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8, mưa lớn diện rộng

Bão Kompasu vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8, mưa lớn diện rộng

Từ 13-15/10, Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế xuất hiện một đợt mưa lớn trên diện rộng; từ ngày 16/10, mưa có khả năng dịch xuống phía Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Đăng ngày: 12/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News