Nổi da gà với "bộ não đẫm máu" mọc ra từ gốc cây

Trong lúc Mette đang dẫn chó đi dạo, cô bỗng chạm trán phải vật thể giống hệt như một bộ não nhầy nhụa máu mọc ra từ thân cây, khiến ai cũng phải khiếp vía khi nhìn thấy.

Cô Mette Knøsgaard đã phát hiện ra vật thể kì dị này khi đang dắt chó đi dạo tại thị trấn Præstø, Đan Mạch. Ban đầu, cô cảm thấy vô cùng kinh hãi trước vẻ ngoài đáng sợ của nó: xù xì, nhầy nhụa các chất dịch đỏ loét như máu tươi, lại còn bám chặt lấy phần gốc cây nữa chứ.

Tuy nhiên, khi bình tĩnh lại, Mette đã chụp một bức ảnh của phần "não cây" này và đăng tải lên mạng xã hội, nhờ các nhà sinh vật học trên Facebook giải đáp hộ. Ngoài các lời bình luận đầy tính cảm thán như: "Eo ôi khiếp!", "Nhìn giống não người thế!", "Tởm thật!",..., cũng có một số người thực sự tìm hiểu xem đây là cái giống gì, làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi quyết liệt trong cộng đồng mạng.

"Kì cục thật đấy, tôi chỉ đang dắt chó đi dạo như mọi lần, và tìm thấy cái "của nợ" này mọc ra từ thân cây. Trông nó hệt như thứ bạn thường thấy trong mấy phim kinh dị đó!" - cô Mette cho biết. "Nó nhầy nhụa máu me trông phát khiếp lên được ý! Làm tôi phải chụp lại mấy bức ảnh để đi hỏi dân mạng xem đây là cái gì, thế mà cũng thu hút được khá nhiều người quan tâm đấy!".


"Bộ não đẫm máu" được cô Mette phát hiện ra khi đang dắt chó đi dạo.


Thoạt nhìn thì hình dạng của vật thể này có thể khiến nhiều người khiếp sợ: nhầy nhụa máu me, lại còn mọc ra từ thân cây nữa chứ!


Thân cây nhìn từ xa thì hoàn toàn bình thường.

Một nhà "thông thái học" trong số các bình luận viên đã khẳng định rằng đây chỉ là loại "nấm lưỡi bò" (hay nấm Fistulina hepatica), loại nấm nhìn hệt như miếng thịt sống mọc đầy trên thân cây, tuy có hơi bị biến dạng một chút. Song ngay khi bình luận này được đăng tải, đã có ngay một bình luận khác phản bác lại quan điểm này, cho rằng đây giống loại "nấm chảy máu" (nấm Hydnellum peckii) hơn nhiều, vì nấm lưỡi bò đâu có rỉ chất dịch đỏ lè ra như vậy được! Cãi nhau qua lại một hồi vẫn chưa phân thắng bại, dân mạng đành phải để tên vật thể kia là "nấm kì cục" cho lành!


Nấm lưỡi bò (trái) và nấm chảy máu (phải) hiện đang là hai ứng cử viên số 1 để giải thích cho vẻ ngoài dị dạng của vật thể "não cây" kia.

Thoạt nhìn thì có vẻ tương đồng về ngoại hình, nhưng loại "nấm lưỡi bò" khác "nấm chảy máu" ở chỗ nó có thể ăn được, lại còn có vị chua nhẹ khá dễ nuốt nữa chứ! Nhưng chung quy lại thì dù có là loại nấm nào đi chăng nữa, nhìn "bộ não cây" máu me như vậy chắc cũng chẳng ai dám lại gần, chưa nói gì đến việc nếm thử.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News