Nỗi khổ không tên của nhà khoa học: đếm... tinh trùng, đếm sao

Dù công nghệ có những bước tiến vượt bậc, có nhiều việc mà các nhà khoa học vẫn phải làm thủ công: quan sát bằng mắt và đếm bằng tay, như đếm sao hoặc đếm... tinh trùng.

Sự tiến bộ của công nghệ ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho các nhà khoa học trong công tác nghiên cứu ở mọi lĩnh vực. Thế nhưng không phải công việc nào cũng có thể dùng máy móc.

Không ít nhà nghiên cứu trên thế giới khi nói về kỷ niệm trong cuộc đời làm khoa học của mình đều chia sẻ những công việc phải thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian.

Đếm... tinh trùng

Victor W. Weedn, một chuyên gia nghiên cứu trong ngành khoa học pháp y tại Đại học George Washington (Mỹ) chia sẻ rằng công việc buồn tẻ nhất anh từng làm là ngồi đếm tinh trùng.

Tinh trùng rất nhỏ (phần đầu dài khoảng 5 µm - tức 5 phần nghìn mm, và đuôi dài 50 µm), lại không có màu sắc cụ thể và lẫn trong dịch màu đục trắng nên khó quan sát thấy dưới kính hiển vi. Các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt để biến phần đầu tinh trùng thành màu đỏ và phần đuôi màu xanh để dễ quan sát.

Nỗi khổ không tên của nhà khoa học: đếm... tinh trùng, đếm sao
Nghiên cứu khoa học vốn là công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và tốn thời gian - (Ảnh: Freepik).

Vấn đề là đuôi tinh trùng thường bị đứt rời khỏi đầu. Nếu không được kiểm tra cẩn thận thì dễ nhầm lẫn với những tinh trùng còn sống khác.

"Để chắc chắn các con số không bị sai, chúng tôi buộc phải ngồi đếm từng con tinh trùng đã chết. Hãy tưởng tượng cảnh phải ngồi dán mắt vào kính hiển vi để đếm hàng triệu con tinh trùng trong mỗi một ml tinh dịch người, công việc này không tính bằng giờ hay bằng phút", Victor W. Weedn nói.

Đếm trứng ruồi

Tương tự như đếm tinh trùng, Nilay Yapici - nhà nghiên cứu ngành khoa học thần kinh tại Đại học Cornell (Mỹ), chia sẻ: "Khi chuẩn bị tốt nghiệp vào năm 2007, trong nỗ lực xác định một loại protein có ở ruồi giấm và muỗi, tôi đã biến đổi gen 400.000 con ruồi và đếm bằng tay hàng triệu quả trứng.

Những năm sau này, thuật toán và trí tuệ nhân tạo phát triển nhưng kiểm đếm thủ công vẫn là phương pháp nhanh nhất".

Đếm vòng đời thân gỗ

Vòng đời của một thân gỗ giúp các nhà khoa học biết rất nhiều điều khác liên quan đến sự phát triển của cây, ví như điều kiện phát triển, độ tuổi của cây.

Thông thường các nhà khoa học sử dụng chương trình máy tính tổng cộng các vòng tròn, nhưng tại một số địa phương chịu hạn cao, các vòng này rất mờ nên phải dùng mắt thường quan sát.

Đếm... sao trên trời

Daryll LaCourse - một nhà thiên văn học nghiệp dư thuộc dự án khoa học Zooniverse của NASA, chia sẻ: "Tôi chỉ là một trong hàng ngàn nhà khoa học được NASA ủy nhiệm để tìm các ngoại hành tinh trong dữ liệu từ Kính viễn vọng Kepler chụp hàng tỉ bức ảnh với hàng triệu ngôi sao.

Công nghệ máy tính nhiều khi bỏ lỡ các hành tinh nhỏ nên chúng tôi phải quan sát và đếm từng chấm sáng một. Ít nhất khoảng 4.000 ngôi sao đã được tìm thấy qua việc quan sát và đếm bằng mắt thường".

Chiết tách phô mai

Tonya Schoenfuss, chuyên gia về chế phẩm sữa tại Đại học Minnesota (Mỹ) cho biết phòng thí nghiệm của trường này sử dụng phương pháp chuẩn độ (thêm một dung dịch, từng giọt, cho đến khi chúng trung hòa) để định lượng protein trong phô mai.

Tuy nhiên trước chuẩn độ có nhiều khâu thao tác rất mất thời gian và phải thực hiện thủ công. Ví dụ như đun sôi phô mai trong nhiều giờ bằng axit sulfuric để hòa tan nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chàng trai không tai chinh phục con đường làm khoa học

Chàng trai không tai chinh phục con đường làm khoa học

Phạm Đức Chinh sinh ra không có vành và ống tai nên khó nghe, chậm nói, nhưng tốt nghiệp đại học loại giỏi, quyết tâm trở thành nhà hóa học.

Đăng ngày: 31/10/2019
Người đầu tiên đi bộ trong không gian qua đời

Người đầu tiên đi bộ trong không gian qua đời

Nhà du hành vũ trụ Xô Viết Alexei Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian vào năm 1965, qua đời ở tuổi 85.

Đăng ngày: 14/10/2019
Người kỹ sư mang đôi tay đến cho những trẻ em khuyết tật

Người kỹ sư mang đôi tay đến cho những trẻ em khuyết tật

Từ bỏ công việc ổn định, Mat Bowtell đã dành thời gian làm ra những ngón tay và cánh tay từ công nghệ in 3D cho trẻ em khuyết tật.

Đăng ngày: 09/10/2019
Junko Tabei: Người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest

Junko Tabei: Người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest

Junko Tabei là ai? Junko Tabei là người phụ nữ đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest vào ngày 16/5/1975.

Đăng ngày: 23/09/2019
Nhà sáng chế phát minh ra hai thứ nguy hiểm nhất thế giới

Nhà sáng chế phát minh ra hai thứ nguy hiểm nhất thế giới

Thomas J. Midgley hiện nay được coi là một trong những nhà sáng chế nguy hiểm nhất lịch sử, bởi ông phát minh ra xăng pha chì và khí CFC.

Đăng ngày: 11/09/2019
Chuyện về

Chuyện về "ông tổ" phát minh ra lăn nách: Người ra cuộc "cách mạng vệ sinh" cho toàn châu Âu

Ít ai biết "ông tổ" phát minh ra lăn nách lại là một người tài năng và vĩ đại đến mức khiến toàn xã hội châu Âu thay đổi lối sống.

Đăng ngày: 03/09/2019
Câu chuyện cảm động về người đầu tiên của nhân loại vĩnh viễn an nghỉ trên Mặt trăng

Câu chuyện cảm động về người đầu tiên của nhân loại vĩnh viễn an nghỉ trên Mặt trăng

50 năm sau Sứ mệnh Apollo, đã có 12 người đặt chân lên Mặt trăng và hàng chục người được mai táng ngoài không gian. Trong đó đặc biệt hơn cả là Eugene Shoemaker - một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20, và cũng là người duy nhất của nhân loại an nghỉ trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News