Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương

Mỗi mùa đông và mùa xuân, cá mập trắng bơi ngoài khơi California tập trung ở một khu vực xa xôi lớn ngang bang Colorado mà các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân.

White Shark Café là tên một địa điểm gặp gỡ bí ẩn của cá mập trắng (Carcharodon carcharias) nằm ở Thái Bình Dương, giữa Baja California và Hawaii. Những con cá mập trải qua hành trình dài một tháng từ nơi sinh sống thông thường ngoài khơi California để tới Café. Khu vực này từ lâu được cho là "sa mạc" đại dương chứa rất ít sự sống, dấy lên câu hỏi về vai trò của nó trong đời sống của cá mập trắng.

Nơi tụ họp bí ẩn của cá mập trắng giữa Thái Bình Dương
White Shark Café nằm giữa Baja California và Hawaii ở đông Thái Bình Dương. (Ảnh: Stocktrek Images).

Barbara Block, giáo sư khoa học hải dương ở Trạm hải dương Hopkins thuộc Đại học Stanford nghĩ ra tên gọi "White Shark Café" trong khi nghiên cứu mô hình di cư của cá mập trắng Bắc Thái Bình Dương bằng thẻ điện. Giữa năm 1999 và 2000, Block và đồng nghiệp của bà đeo thẻ cho 6 con cá mập ngoài khơi California và kiểm tra chuyển động của chúng trong 6 tháng.

4 con cá mập bơi theo hướng tây nam về phía Hawaii và ở lại vùng biển xa xôi rộng ngang bang Colorado trong suốt mùa đông và mùa xuân, lần đầu tiên hé lộ cá mập trắng Bắc Thái Bình Dương trải qua thời gian dài giữa biển khơi. Dữ liệu cũng cho thấy cá mập lặn sâu bất thường tới 450 m bên dưới mặt biển ở địa điểm này, khiến các nhà khoa học bối rối.

Trong những năm sau đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây không phải là một nhóm cá mập trắng ưa phiêu lưu di cư ngoài khơi mà số lượng của chúng rất lớn, càng làm bí ẩn này thêm rối rắm. Vùng ven biển California cung cấp cho cá mập trắng nguồn thức ăn phong phú gồm hải cẩu voi và nhiều động vật có vú ở biển khác, vì vậy các nhà khoa học không thể hiểu tại sao cá mập di chuyển tới địa điểm trống trải giữa Thái Bình Dương như vậy.

Năm 2018, nhóm nghiên cứu do Block dẫn đầu theo dấu cá mập trắng tới nơi tụ họp của chúng nhằm hiểu rõ hơn tại sao chúng chọn Café. Họ đeo cho 20 con cá mập thẻ tín hiệu vệ tinh được lập trình để rơi ra sau một khoảng thời gian định sẵn, sau đó thu thập 10 thẻ chứa thông tin về chuyển động của cá mập và hành vi lặn sâu. Họ cũng thu thập thông tin về điều kiện môi trường và đời sống đại dương ở Café.

Thay vì giống sa mạc dưới nước, nhóm nghiên cứu phát hiện đây là một ốc đảo đại dương. Các lớp vi tảo dày và quần thể động vật biển phong phú cho thấy Café sống động và màu mỡ hơn nhiều so với suy đoán của các nhà khoa học, chứng tỏ cá mập trắng tụ tập ở đó mỗi năm vì thức ăn. Lý do cá mập chủ động tìm kiếm nguồn thức ăn này thay vì ở lại môi trường sống thông thường của chúng vẫn chưa được làm rõ.

"Chúng tôi nhận thấy độ đa dạng cao về cá biển sâu và mực (hơn 100 loài), kết hợp với quan sát của phương tiện điều khiển từ xa (ROV) và giải trình tự ADN, chứng minh đây là nguồn thức ăn khả thi để hỗ trợ các loài cá biển lớn như cá mập và cá ngừ", Block cho biết.

Mô hình lặn của cá mập giống chu kỳ hàng ngày của những động vật di cư lên xuống theo cột nước, hé lộ cá mập bám theo thức ăn của chúng. Nhưng hoạt động lặn cũng dấy lên câu hỏi về hành vi ghép đôi mà nhóm nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu.

Cá mập đực tăng cường hoạt động lặn vào tháng 4, lên tới 140 lần/ngày, nhưng thói quen của cá mập cái không thay đổi. Các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn điều này có ý nghĩa như thế nào, nhưng một số chuyên gia cho rằng cá mập đực có thể lặn sâu hơn để tăng cơ hội ghép đôi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe

Hải cẩu lặn biển sâu khi nghe "chuông báo giờ ăn"

Các nhà khoa học phát hiện hải cẩu voi phía Bắc mỗi khi nghe thấy âm thanh phát ra từ thiết bị sonar đều lặn xuống độ sâu 645m để kiếm ăn.

Đăng ngày: 09/09/2024
Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Loài ốc lớn nhất thế giới nặng bằng lốp ô tô

Ốc trumpet Australia nặng tới 18kg với phần chân vàng rực kéo lê theo chiếc vỏ đồ sộ dài tới 91cm.

Đăng ngày: 09/09/2024
Loài san hô có thể mở cánh cửa về quá khứ của đại dương

Loài san hô có thể mở cánh cửa về quá khứ của đại dương

Nghiên cứu gần đây cho thấy một loại san hô ở Fiji có thể ghi lại sự thay đổi nhiệt độ của Thái Bình Dương trong khoảng 600 năm qua.

Đăng ngày: 08/09/2024
Cá voi lưng gù: Bậc thầy chế tạo và sử dụng công cụ săn mồi!

Cá voi lưng gù: Bậc thầy chế tạo và sử dụng công cụ săn mồi!

Cá voi lưng gù ở đông nam Alaska sử dụng lưới bong bóng để săn nhuyễn thể một cách hiệu quả, một hành vi mà các nhà nghiên cứu đã ghi nhận trong nỗ lực tăng cường bảo tồn.

Đăng ngày: 05/09/2024
Vụ

Vụ "án mạng" bí ẩn trong lòng đại dương: Sinh vật nào đã ăn thịt cả một con cá mập khổng lồ đang mang thai?

Đừng nghĩ cá mập đã là kẻ săn mồi đầu bảng, chính chúng cũng có thể bị ăn thịt.

Đăng ngày: 05/09/2024
Giả thuyết mới về lý do cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền

Giả thuyết mới về lý do cá voi sát thủ tấn công tàu thuyền

Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đưa giả thuyết cá voi sát thủ có thể luyện tập săn con mồi lớn như cá ngừ vây xanh thông qua tấn công tàu thuyền.

Đăng ngày: 04/09/2024
Giải cứu thành công con tôm hùm cam siêu hiếm ở cửa hàng

Giải cứu thành công con tôm hùm cam siêu hiếm ở cửa hàng

Một con tôm hùm cam cực hiếm, với tỷ lệ 1/30 triệu con, đã sống sót suốt gần hai tháng trong bể nước của cửa hàng Stop & Shop ở Long Island (Mỹ) trước khi được giải cứu.

Đăng ngày: 03/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News