Nồng độ axit trong đại dương đã tăng cao kỷ lục trong 26.000 năm

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm 18/5 báo cáo nhiệt độ và nồng độ axit trong đại dương đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, Reuters đưa tin.

Trong báo cáo thường niên về khí hậu toàn cầu, WMO cho biết băng tan đã khiến nước biển dâng cao kỷ lục vào năm ngoái. “Khí hậu đang thay đổi trước mắt chúng ta”, Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết trong một tuyên bố.

Nồng độ axit trong đại dương đã tăng cao kỷ lục trong 26.000 năm
Báo cáo của WMO cho biết các đại dương đã trở nên nóng hơn và có nồng độ axit cao hơn. (Ảnh: AFP).

Ngoài ra, báo cáo của WMO cho biết mức độ carbon dioxide và metan trong khí quyển vào năm 2021 đã vượt qua các kỷ lục trước đó.

Báo cáo được đưa ra sau đánh giá khí hậu mới nhất của Liên Hợp Quốc, trong đó cảnh báo rằng nhân loại phải cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nếu không sẽ phải đối mặt với những thay đổi ngày càng nghiêm trọng đối với khí hậu toàn cầu.

Đại dương đã ấm lên nhanh hơn rõ rệt trong 20 năm qua, đạt mức kỷ lục vào năm 2021 và dự kiến còn trở nên ấm hơn, báo cáo cho biết. Có thể mất tới hàng thế kỷ hoặc hàng thiên niên kỷ để đảo ngược sự thay đổi đó, báo cáo cho biết thêm.

Đại dương cũng có nồng độ axit cao nhất trong ít nhất 26.000 năm vì nó hấp thụ và phản ứng với nhiều carbon dioxide hơn trong khí quyển.

Ngoài ra, mực nước biển đã tăng 4,5 cm trong thập kỷ qua. Trên toàn cầu, nhiệt độ trung bình năm ngoái cao hơn 1,11 độ C so với mức nhiệt trung bình ở thời kỳ tiền công nghiệp. Theo ông Taalas, việc ghi nhận một năm nóng kỷ lục nữa chỉ còn là vấn đề thời gian.

Phát biểu trước báo giới, ông Taalas nhận định những thách thức về khí hậu ít được đề cập trên mặt báo, khi các cuộc khủng hoảng khác như đại dịch Covid-19 hay “chiến dịch quân sự” của Nga tại Ukraine thu hút nhiều sự chú ý.

Selwin Hart, cố vấn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cũng lên tiếng chỉ trích các quốc gia không tuân theo cam kết về khí hậu do xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều đó đã đẩy giá năng lượng lên cao và khiến các quốc gia châu Âu tìm cách thay thế năng lượng Nga.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập sống sót qua thảm họa tuyệt chủng như thế nào?

Cá mập sống sót qua thảm họa tuyệt chủng như thế nào?

Không chỉ vượt qua thiên tai, cá mập cũng sống sót qua Big Five, chuỗi năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đã xóa sổ các loài động vật và thực vật trong hàng triệu năm.

Đăng ngày: 27/05/2022
Xác cá nhà táng khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Philippines khiến các chuyên gia lo ngại

Xác cá nhà táng khổng lồ trôi dạt vào bờ biển Philippines khiến các chuyên gia lo ngại

Một con cá nhà táng đã chết dạt vào bờ biển ở Philippines. Đây là trường hợp mới nhất trong số cá voi chết hàng loạt khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 26/05/2022

"Cơn lốc" cá mập tranh nhau xâu xé xác cá voi lưng gù

Thước phim quay bằng drone cho thấy một đàn cá mập san hô tranh nhau xé xác cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) trôi nổi dọc vùng ven biển Australia.

Đăng ngày: 25/05/2022
Cần thủ câu được cá lớn kỷ lục trong 30 năm

Cần thủ câu được cá lớn kỷ lục trong 30 năm

Ba cần thủ người Nam Phi hôm 19/5 bắt được một con cá cờ xanh khổng lồ dài tới 3,6 m ở ngoài khơi quần đảo Cape Verde.

Đăng ngày: 24/05/2022
Ghi được hình hải sâm trong suốt ở độ sâu 2.200m dưới biển

Ghi được hình hải sâm trong suốt ở độ sâu 2.200m dưới biển

Phương tiện vận hành từ xa giúp các nhà khoa học phát hiện loài hải sâm mới có cơ thể trong suốt và đường ruột màu cam sáng độc đáo.

Đăng ngày: 23/05/2022
Không chỉ thông minh, cá heo còn biết

Không chỉ thông minh, cá heo còn biết "skincare" khiến các nhà khoa học bất ngờ

Cá heo vùng Biển Đỏ có tập tính cọ mình vào san hô để " skincare".

Đăng ngày: 21/05/2022
Cảnh quay cực hiếm về loài cá sống ở độ sâu kỷ lục 6.100m dưới đáy biển

Cảnh quay cực hiếm về loài cá sống ở độ sâu kỷ lục 6.100m dưới đáy biển

Bẫy camera đã ghi hình một số loài cá sống thích nghi được ở độ sâu kỷ lục hơn 6.100m dưới đáy đại dương tại vùng biển ngoài khơi Australia.

Đăng ngày: 20/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News