Những sinh vật kỳ lạ tỏa sáng dưới biển
Ở dưới biển có những sinh vật kỳ lạ mà nhìn xa, nhìn gần đều giống những vì sao đa cánh đang di chuyển.
Có tới hơn 7 nghìn loài vật như thế thuộc ngành da gai phân bố khắp nơi, gồm nhím biển, sao biển, huệ biển, sao lông, sao rắn, đô la cát… với màu sắc, họa tiết vô cùng sặc sỡ.
Đa số động vật da gai nhỏ bé xinh xắn, cỡ một lóng tay tới một gang tay. Nhưng cũng có con dài tới hai mét hoặc đường kính một mét. Trong đó, lớn nhất là sao hay vỡ và sao rổ giá, chúng dài đến 70 - 80cm và nặng 5 - 6kg; nhỏ nhất là sao mái chèo, có đường kính chừng 1cm.
Những con vật này là những sinh vật biển xuất hiện ở nhiều nơi nhất hành tinh và có số lượng áp đảo hàng trăm, hàng nghìn con một chỗ, cứ như thể chúng là những vì sao xa vậy!
Chúng có thể sống ở ngoài bờ biển cho tới vực sâu mười nghìn mét và chủ yếu là tại các rạn san hô hay bãi rong biển mọc dày. Tại đó, từng con vật như từng bông hoa khoe sắc, đi lại uyển chuyển, tầng lớp.
Phần lớn chúng đều hiền lành, không chứa độc chất nên hay được ngư dân, thủy thủ bắt về làm cảnh và quà tặng. Sau khi lên bờ, được phơi nắng mưa, mỗi con vật sẽ biến thành một bộ xương khô trắng muốt, rắn chắc.
Sở dĩ chúng tập trung quanh bãi san hô là để ăn tảo biển, san hô, các chất cặn bã. Có nhiều con có những cánh tay rất dài phất phơ, uốn lượn theo sóng. Nếu không nhìn kỹ, nhiều người sẽ ngỡ đó là một nhành rong biển xao động thơ mộng.
Chúng mềm mại được thế là nhờ không có xương sống, giúp dễ dàng co duỗi, luồn lách. Riêng với những con sao hay vỡ còn dễ dàng rụng hẳn cánh tay nhằm tháo chạy trước kẻ thù.
Có rất nhiều thứ lôi cuốn ở ngành da gai, đặc biệt là những con sao biển vì chúng cân đối có các chi, gai, lông đối xứng đều đặn xoay quanh một đĩa tròn, và từ đây tỏa ra ngàn sắc, họa tiết.
Trong chuỗi thức ăn ở biển, sao biển cũng đóng vai trò quan trọng khi điều tiết rong tảo, làm trong sạch nước và là thức ăn của nhiều cá tôm, rùa biển. Từ xưa, mọi người cũng hay thu lượm sao biển, nhất là những con có hình dạng đáng yêu, dễ thương để làm cảnh, trong khi đó những con khác dành chế thuốc.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
