"Nòng nọc vũ trụ" làm lộ chân tướng vật thể khoa học không thể lý giải
Theo Live Science, phát hiện bắt đầu bằn việc nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Keio (Nhật Bản) xác định một đám mây bụi ma quái, khó hiểu bởi hai kính thiên văn của Mỹ - Nhật Bản và đặt tên cho nó là "Nòng Nọc".
Đúng như tên gọi, đám mây Nòng Nọc có hình dạng kỳ quái so với các đám mây bụi vũ trụ khác, với "cái đầu" khổng lồ, thuôn dài dần về phần đuôi. Phát hiện này dẫn đến một thứ khác còn quan trọng hơn: Chính là thứ đã khiến đám mây có hình con nòng nọc.
Ảnh đồ họa mô tả "nòng nọc vũ trụ" và lỗ đen vô hình cạnh nó - (Ảnh: ĐẠI HỌC KEIO)
Nòng Nọc vốn nằm trong một vùng không gian hấp dẫn đối với giới khoa học, được gọi là "Vùng phân tử trung tâm" cách chúng ta 27.000 năm ánh sáng, nằm ở tâm của thiên hà chứa Trái đất Milky Way (Ngân Hà), nơi ẩn chứa lỗ đen quái vật nổi tiếng Sagittarius A*, trái tim của thiên hà.
Thế nhưng ngoài lỗ đen quái vật đó ra, dường như vẫn còn một "quái vật con" ẩn nấp.
Cả hai kính viễn vọng mạnh là Clerk Maxwell đặt ở Hawaii (Mỹ) và Kính viễn vọng vô tuyến Nobeyama 45 m ở Nagano (Nhật Bản) đều không tìm thấy dấu hiệu của bất cứ thứ gì đủ lớn để gây ra sự biến dạng của đám mây.
Nhưng vùng không gian trống rỗng đó lại chỉ ra một thứ vô hình khác của vũ trụ, là lỗ đen.
Tính toán cách mà vật thể vô hình tương tác đến những thứ xung quanh nó, bao gồm đám mây Nòng Nọc, các nhà khoa học khẳng định đó phải là một lỗ đen khối lượng trung bình - vật thể cực hiếm thấy và được các nhà thiên văn coi như báu vật bởi không thể lý giải được nó.
Có hai dạng lỗ đen phổ biến đã biết: Lỗ đen quái vật khổng lồ như Sagittarius A* nằm ở tâm các thiên hà, cùng dạng lỗ đen nhỏ khối lượng sao, là kết quả cuối cùng của một ngôi sao chết đi và sụp đổ.
Lỗ đen khối lượng trung bình sở hữu một khối lượng nằm giữa hai thứ đó và không có bất kỳ vật thể thiên văn đã biết phù hợp với một mô hình dẫn đến nó. Nhìn chung, tại sao nó hiện diện và nó sinh ra như thế nào vẫn là một bí ẩn không lời đáp. Các nhà khoa học chỉ có thể cố gắng đi tìm câu trả lời bằng cách tìm ra thêm càng nhiều lỗ đen như vậy càng tốt.
Phát hiện về vật thể hiếm thấy trên vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.
