Nông trại trong cao ốc - Giải pháp bền vững cho đô thị thế kỷ 21
Đến năm 2050, gần 80% dân số trên Trái đất sẽ định cư ở các đô thị. Từ đây đến đó, nhân loại ước tính sẽ chào đón thêm 3 tỉ thành viên mới. Nếu tiếp tục áp dụng kỹ thuật canh tác như hiện nay, con người cần thêm 10 tỉ hécta đất nông nghiệp mới có thể sản xuất đủ lương thực cho khoảng 9,2 tỉ miệng ăn. Trong khi đó, theo Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), hơn 80% diện tích đất trồng trọt trên Trái đất đã được canh tác. Vậy nhân loại cần phải làm gì để tránh nguy cơ khủng hoảng lương thực trong 50 năm nữa, đặc biệt ở các thành phố lớn trong khi quỹ đất nông nghiệp thì có hạn và có nguy cơ thu hẹp dần trong bối cảnh khí hậu biến đổi và mực nước biển dâng cao?
Một giải pháp bền vững được đặt ra đó là lập nông trại trên các tòa nhà chọc trời ngay giữa trung tâm thành phố. Sáng kiến này của giáo sư Dickson Despommier thuộc khoa môi trường và vi sinh Đại học Columbia (Mỹ) đang thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và báo chí quốc tế. Nếu được triển khai thành công, những “nông trại thẳng đứng” (vertical farm - từ dùng của giáo sư Dickson) có thể tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, đa dạng và xuyên suốt cho các đô thị, đồng thời góp phần cải tạo hệ sinh thái vốn bị suy thoái trầm trọng do truyền thống canh tác “nằm ngang”.
Ngoài chi phí xây dựng thấp cũng như an toàn trong khâu quản lý, các trang trại trên cao ốc có một lợi điểm là có thể giúp kiềm chế hiện tượng Trái đất ấm dần lên. Đó là chưa nói, cây trồng sẽ miễn dịch hoàn toàn mỗi khi “trái gió trở trời” và môi trường ô nhiễm. Bên cạnh đó, những nông trại kiểu này có thể trở thành nhà máy xử lý nước, đồng thời góp phần tôn tạo mỹ quan đô thị.
Mô hình nông trại thẳng đứng (Ảnh: verticalfarm.com) |
1.Phần lớn năng lượng trong nông trại được cung ứng từ “chảo” thu năng lượng mặt trời. |
|
Bên trong nông trại (Ảnh: verticalfarm.com) |
7. Hệ thống tưới có thể lập trình lượng nước và phun lên từng loại cây trồng. |
Giáo sư Dickson cho biết ý tưởng của ông hoàn toàn có tính khả thi. Ước tính khoảng 150 nông trại cao 30 tầng có thể cung cấp đủ trái cây, rau xanh và lương thực cho cả thành phố New York gần 9 triệu dân trong suốt 1 năm. Ứng dụng hệ thống xây dựng “xanh” hiện nay, mỗi nông trại thẳng đứng có thể tự cung cấp nước sạch và năng lượng, và phần dôi ra có thể cung ứng cho người dân. Ông nhấn mạnh với triển vọng hầu hết dân số thế giới đổ về các thành phố lớn vào năm 2050, việc xây dựng nông trại trong nhà chọc trời là phương án nên tính đến.
Ý tưởng nông trại thẳng đứng được giáo sư Dickson manh nha cách đây 6 năm (xem chi tiết tại www.verticalfarm.com). Từ đó đến nay, nhiều nhà khoa học và doanh nhân ở các nước thiếu đất trồng trọt như Hà Lan, Iceland, Nhật Bản và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất đã liên hệ với ông để hợp tác nghiên cứu việc triển khai ý tưởng này.
Theo tính toán của ông, một nhóm các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế và kiến trúc sư phải mất 5 đến 10 năm để vạch ra phương án xây dựng mô hình trang trại, kết hợp những kỹ thuật canh tác hiện đại với công nghệ xây dựng bền vững mới nhất. Giáo sư Dickson hy vọng nếu nhận được sự tài trợ của các mạnh thường quân hay tập đoàn dầu lửa từ các quốc gia đất chật người đông, nông trại thẳng đứng đầu tiên sẽ ra đời trong vòng 15 năm nữa.
(Ảnh: verticalfarm.com)
(Ảnh: verticalfarm.com)
DIỆP MAI

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
