Nữ chủ nhân đầu tiên của giải thưởng Fields
Một nhà toán học 37 tuổi người Iran trở thành phụ nữ đầu tiên nhận Huy chương danh giá Fields, giải thưởng được mệnh danh là “Nobel toán học”.
Đây là giải thưởng Toán học danh giá nhất thế giới mà Giáo sư Ngô Bảo Châu từng vinh dự nhận cách đây 4 năm.
Nhà toán học Iran Maryam Mirzakhani - (Ảnh: Stanford University)
Theo AFP, cô Maryam Mirzakhani, chuyên gia nghiên cứu hình học về các vật có hình dạng khác thường, đã tìm ra phương pháp mới để tính toán thể tích của các vật có bề mặt hyperbolic mang hình dáng kỳ lạ. ICM vinh danh cô Mirzakhani vì những đóng góp độc đáo trong lĩnh vực hình học và hệ thống động lực.
"Mirzakhani thông thạo toán học và văn hóa toán học trong một phạm vi rộng. Cô là hiện thân của sự kết hợp hiếm hoi về khả năng kỹ thuật tối ưu, hoài bão lớn lao, tầm nhìn sâu xa và sự hăng say tìm hiểu", AFP dẫn thông cáo của Hội đồng toán học quốc tế (ICM) cho biết.
Sinh ra tại Tehran, Mirzakhani đạt học vị tiến sĩ tại Đại học Harvard năm 2004 và hiện là giáo sư tại Đại học Stanford (California, Mỹ). Cô từng đoạt nhiều giải thưởng khác nhau như Giải thưởng Blumenthal năm 2009 vì sự tiến bộ trong nghiên cứu toán học, Giải thưởng Satter 2013 của Hiệp hội Toán học Mỹ.
Giải thưởng Fields được trao 4 năm một lần cho 4 nhà toán học dưới 40 tuổi. Ba chủ nhân còn lại của Huy chương Fields là nhà toán học Artur Avila (Pháp), ông Manjul Bhargava từ Đại học Princeton (bang New Jersey, Mỹ), và ông Martin Hairer (Đại học Warwick, Anh).

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.
