“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực

Tháng 8/2016, con hổ Machli qua đời trong sự tiếc thương của giới khoa học và những người yêu mến nó. Cuộc đời 19 năm của con hổ Bengal này vô cùng oanh liệt. Nó thống trị công viên quốc gia Ranthambore, Ấn Độ có diện tích hơn 900km2, trở thành một biểu tượng được du khách yêu mến bởi những chiến tích lẫy lừng đến khó tin đến nỗi được mệnh danh là “nữ hoàng hổ”.

Không chỉ sống lâu hơn đồng loại (tuổi thọ trung bình của loài hổ là 15 tuổi), Machli còn xuất sắc giết chết một con cá sấu có chiều dài gấp đôi nó, một mình chống lại những con hổ đực, nuôi con trong tình trạng mất hết răng nanh và mất thị lực ở 1 bên mắt.

“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực
Nằm trên phiến đá, nó tạo dáng như một nữ hoàng sang chảnh thực thụ cho du khách chụp ảnh.

Thế nhưng, cũng hiếm có một con hổ nào lại thân thiện với ống kính như Machli. Nằm trên phiến đá, nó tạo dáng như một nữ hoàng sang chảnh thực thụ cho du khách chụp ảnh. Có lẽ vì vậy mà hình ảnh của Machli phủ sóng khắp mọi nơi, trên vô số các quyển tạp chí, sách báo, blog du lịch… trở thành "mẫu hổ" đắt giá nhất hành tinh.

Kalli Doubleday, nhà nghiên cứu động vật ăn thịt tại Đại học Texas, Austin (Mỹ) từ nhỏ đã dành cho loài mèo lớn niềm yêu thích nhất định. Lớn lên, cô biết đến Machli và bắt đầu nghiên cứu về nó. Nghiên cứu của Doubleday đăng trên tạp chí Geoforum tháng 2/2017 đã tiết lộ những điều đặc biệt giúp Machli trở nên nổi trội hơn so với đồng loại của mình.

“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực
Vẻ đẹp dũng mãnh của "nữ hoàng hổ" Machli.

Machli là con của một con hổ nổi tiếng cùng tên. Ở tuổi trưởng thành, nó nhiều lần thách đấu với hổ mẹ. Sau khi giành chiến thắng, Machli chính thức trở thành nữ hoàng ở hồ Ranthambore, lãnh thổ chính của hổ của toàn bộ công viên Ranthambore.

Machli từng khiến du khách mắt tròn mắt dẹt khi hạ gục một con cá sấu trưởng thành dài hơn 4 mét trong trận giao chiến khốc liệt. Sau này khi lớn tuổi, Machli phải nuôi nấng đàn con trong tình trạng hàm rụng hết răng nanh và 1 bên mắt bị mất thị lực hoàn toàn. Song, “nữ hoàng hổ” chưa bao giờ thất bại trong việc bảo vệ con trước những con hổ đực lớn xác. Đối với loài hổ, hổ đực thường xuyên giết hại hổ con để có thể thuyết phục con cái giao phối. Dù thất thế hơn, Machli vẫn không khuất phục trước những kẻ cơ hội ấy.

“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực
Hổ Machli và đàn con.

Thế nhưng, việc mất răng nanh của Machli lại khiến các nhà bảo tồn vô cùng lo lắng bởi nó có thể bị chết đói nếu không thể đi săn. Đông đảo những người yêu mến Machli sau đó lên tiếng yêu cầu cơ quan lâm nghiệp Rajasthan phải làm gì đó để giúp đỡ nó. Khi đó, nhiều ý kiến trái chiều xảy ra khi nhiều người cho rằng nên nhốt Machli vào sở thú để tiện việc chăm sóc trong khi không ít ý kiến phản bác rằng điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của nữ hoàng, đó là chưa kể môi trường nuôi nhốt có thể làm con vật trở nên suy yếu hơn.

Cuối cùng, các nhà chức trách quyết định vẫn giữ Machli ở lại công viên Rajasthan và cung cấp thức ăn cho nó. Hằng ngày, họ sẽ dắt một con vật chẳng hạn như dê đến cột vào cây cho Machli. Dù không còn răng nanh nhưng “nữ hoàng hổ” vẫn thừa sức giết chết con mồi nhờ lực cắn của bộ hàm cực khỏe.

“Nữ hoàng hổ” Machli: một mình giết cá sấu trưởng thành, mất hết răng nanh vẫn đánh bại hổ đực
Lễ tang của Machli được tổ chức theo truyền thống đạo Hindu.

Vào một ngày nọ, Machli nằm xuống ở một bãi đất trống trong công viên và từ đó nó không bao giờ tỉnh lại nữa. Sau khi chết, con hổ được chôn cất theo truyền thống đạo Hindu, cơ thể được bọc trong tấm vải trắng và phủ kín bằng vòng hoa. Tất cả nhân sự của công viên đều có mặt trong buổi lễ hỏa táng Machli, đây được xem là khoảnh khắc đặc biệt nhất lịch sử bảo tồn động vật trên khắp thế giới. Các loài động vật đang bị đe dọa như báo và hổ được hỏa táng ở Ấn Độ để da của chúng không bị săn trộm và đem bán trên thị trường chợ đen.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Khám phá về loài tôm “thủy quái” cực phàm ăn ở Việt Nam

Khám phá về loài tôm “thủy quái” cực phàm ăn ở Việt Nam

Tôm rồng có tên khoa học là Palinuridae, là một họ tôm ở biển gồm có hơn 60 loài trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

Đăng ngày: 12/07/2018
Bắt được cá sấu

Bắt được cá sấu "khủng" 60 tuổi, nặng đến 600kg sau 8 năm tìm kiếm

Theo Đài CNN, con cá sấu ước tính hơn 60 tuổi, thuộc loài cá sấu nước mặn, được phát hiện đang luẩn quẩn gần một bến thuyền trên sông Katherine thuộc miền bắc Úc.

Đăng ngày: 11/07/2018
Sống gần nhà máy bia, Hải âu bị say tập thể

Sống gần nhà máy bia, Hải âu bị say tập thể

Theo Hiệp hội phòng chống bạo lực cho động vật Hoàng gia (RSPCA) thì tình huống này khá là nguy hại khi nhiều con Hải âu say xỉn đã chết vì ngộ độc rượu bia.

Đăng ngày: 11/07/2018
Truyền thuyết về loài dơi “ma cà rồng” ăn thịt sống của người Maya

Truyền thuyết về loài dơi “ma cà rồng” ăn thịt sống của người Maya

Nền văn minh Maya ở Mexico vốn là một nơi tồn tại nhiều bí ẩn mà hậu thế chưa thể giải đáp hết. Họ cũng không thiếu những câu chuyện đáng sợ, khiến bạn hơi rùng mình vào đêm hè vắng lặng.

Đăng ngày: 10/07/2018
Dân mạng Trung Quốc tình nguyện ăn bớt cua xâm lấn để cứu hệ sinh thái Mỹ

Dân mạng Trung Quốc tình nguyện ăn bớt cua xâm lấn để cứu hệ sinh thái Mỹ

Cua Trung Quốc có kích thước lớn, hình dáng khá kỳ lạ, màu xanh hoặc đỏ, mai thường có màu xanh xám, hai càng to đều nhanh và chạy rất nhanh.

Đăng ngày: 10/07/2018
Australia đưa trở lại lục địa loài mèo túi biến mất suốt 50 năm

Australia đưa trở lại lục địa loài mèo túi biến mất suốt 50 năm

Mèo túi phương Đông chủ yếu ăn côn trùng và có kích thước trưởng thành bằng mèo nhà.

Đăng ngày: 10/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News