Nữ là XX, nam là XY, nhưng tại sao không có nhiễm sắc thể YY?

Ai học sinh vật cũng biết NST giới tính của nữ là XX, của nam là XY. Nhưng tại sao lại cần đến NST X trong nam? Tại sao không phải là YY?

Chắc hẳn bạn còn nhớ bức ảnh minh họa huyền thoại này trong sách giáo khoa sinh học chứ. Nhiễm sắc thể (NST) giới tính dưới góc độ kính hiển vi, nữ là XX và nam là XY.

Nữ là XX, nam là XY, nhưng tại sao không có nhiễm sắc thể YY?
Bảng NST của nam (trái) và nữ (phải).

Ơ thế còn NST YY thì sao nhỉ? Liệu có tồn tại cặp NST đó không, và nếu không thì tại sao? Về cơ bản, câu trả lời là không. Nhưng để hiểu được tại sao, chúng ta sẽ phải ôn lại một chút kiến thức về nhiễm sắc thể trong cơ thể người.

Con người có 46 NST, chia thành từng cặp, có nghĩa là có 23 cặp NST. Trong đó, 22 cặp là NST thường và 1 cặp còn lại được gọi là NST giới tính. NST thường quyết định những tính trạng cơ bản như chiều cao, màu tóc, màu da, tốc độ chuyển hóa... trong khi đó NST giới tính quyết định giới tính của cá thể.

Có 2 loại nhiễm sắc thể giới tính - X và Y. Nữ giới có 22 NST thường và 2 NST X, tức là 22 + XX, còn nam giới cũng có 22 NST thường và 1 X, 1 Y, tức là 22 + XY.

Nữ là XX, nam là XY, nhưng tại sao không có nhiễm sắc thể YY?
Cơ chế xác định giới tính.

Qua cơ chế trên, chúng ta hiểu rằng NST X sẽ quy định tính "nữ", trong khi Y là tính "nam". Nhưng nếu thế thì tại sao nam giới không mang cặp YY? Việc mang một X trong bộ NST giới tính có làm họ "nửa nam" (half-man)? Hay cặp YY có làm họ thành "siêu nam" (super-man)?

Đơn giản là vì không thể

NST là nguyên liệu di truyền trong tế bào, nhưng gene mới là thứ thực sự chứa thông tin di truyền, và mỗi NST lại mang một số lượng gene khác nhau.

Vậy nên NST giới tính không chỉ có nhiệm vụ xác định giới tính, mà còn những cấu trúc gene đảm đương hàng trăm vai trò khác. Và rắc rối là ở chỗ NST Y chỉ mang một số lượng gene nghèo nàn - khoảng 60-72 gene. Trong khí đó X mang trên mình đến 800 – 900 gene.

Nữ là XX, nam là XY, nhưng tại sao không có nhiễm sắc thể YY?
NST là nguyên liệu di truyền trong tế bào, nhưng gene mới là thứ thực sự chứa thông tin di truyền.

Trải qua 300 triệu năm tiến hóa, lượng gene đã giảm mất gần 95% nhưng NST X vẫn chứa số lượng gen đủ đáp ứng cho yêu cầu tồn tại mà một bào thai bắt buộc phải có. Vì vậy, một cá thể muốn tồn tại đòi hỏi ít nhất một NST X. Nếu một sinh vật là YY thì sẽ không phải là siêu nam, mà là siêu... ngủm đấy.

Cơ thể con người có tổng cộng 20.000 gene, trong khí NST X chiếm xấp xỉ 5% trong bộ ADN của một con tinh trùng. Còn Y? Chỉ có 2% thôi.

Ngoài lý do đó thì còn gì không?

X mang những gene quan trọng mà Y không có. Đầu tiên là gene DMD - chịu trách nhiệm quy định Dystrophin. Đây là một loại protein cấu tạo nên cơ vân và cơ tim, có chức năng củng cố và tăng cường cơ bắp, cũng như bảo vệ chúng khỏi tổn thương. Dystrophin còn hiện diện một lượng nhỏ trong tế bào thần kinh, nên có thể nói là nó cực kỳ quan trọng.

Một gene then chốt nữa là CYBB, mang mã quy định protein Cytochrome b-245. Loại protein này rất cần thiết cho enzyme NADPH oxidase - một phần không thể thiếu được của hệ miễn dịch.

Nếu không có các gene trên, một con người không thể sống được. Thế nên con người buộc phải có X, hoặc không thể tồn tại.

Nữ là XX, nam là XY, nhưng tại sao không có nhiễm sắc thể YY?
Có những người mắc phải hội chứng XYY - tức có thêm một NST Y nữa.

Cũng có trường hợp đột biến nam có thêm một NST Y nữa (Hội chứng XYY - hay hội chứng "siêu nam"). Có điều nếu bạn nghĩ XYY có nhiều đặc điểm của nam giới hơn: như cơ bắp hơn, nam tính hơn, thậm chí là hung dữ hơn... thì bạn đã nhầm rồi.

XYY là một hội chứng bệnh, nên người bệnh sẽ khó mà phát triển bình thường được. Một người mang NST XYY thực chất sẽ có những đặc điểm giống nữ hơn, cơ bắp yếu hơn, trí tuệ giảm sút, đồng thời chậm phát triển hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Dùng công nghệ gene trị HIV: Niềm hy vọng mới của các nhà khoa học Nga

Dùng công nghệ gene trị HIV: Niềm hy vọng mới của các nhà khoa học Nga

Công nghệ sẽ giúp bảo vệ trẻ em thường có phản ứng tiêu cực với liệu pháp kháng virus không bị lây nhiễm từ mẹ bị HIV.

Đăng ngày: 13/11/2018
8 loại thức uống giải độc tốt cho thận

8 loại thức uống giải độc tốt cho thận

Thận không khỏe sẽ mất khả năng lọc chất thải, độc tố bắt đầu tích tụ trong cơ thể và dẫn đến sỏi thận, suy thận.

Đăng ngày: 12/11/2018
Chất PFAS trong hộp đựng thực phẩm có thể gây bệnh thận

Chất PFAS trong hộp đựng thực phẩm có thể gây bệnh thận

Thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận, riêng Mỹ đến 30 triệu người bệnh, gấp đôi số bệnh nhân tiểu đường và gấp 20 lần số người bệnh ung thư.

Đăng ngày: 12/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News