Nữ phi hành gia để mất đồ trong vũ trụ

Nữ phi hành gia vô vọng nhìn chiếc túi đựng dụng cụ tuột khỏi tay khi cô đang chỉnh sửa hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời trên Trạm không gian quốc tế (ISS).

Việc mất túi của nữ phi hành gia Heidemarie Stefanyshyn-Piper xảy ra đầu tuần này, khi cô đang tra mỡ bôi trơn cho một ổ quay trên hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời khổng lồ của trạm ISS. Bộ phận này không hoạt động hiệu quả suốt hơn một năm qua, do không thể tự động điều khiển các tấm kính về hướng có thể hấp thu năng lượng tối ưu. 

Heidemarie Stefanyshyn-Piper đang thao tác trên trạm không gian. Ảnh: AP.

Ngay khi chuẩn bị hoàn thành công việc, chiếc túi đựng dụng cụ của nữ phi hành gia đột nhiên tuột ra khỏi người cô và bay đi cùng với một cặp ống bơm mỡ bôi trơn cùng những tấm rẻ lau và một con dao. Heidemarie cố nhoài ra để tóm lại chiếc túi nhưng không kịp. Hiện chiếc túi này bay lơ lửng phía trên trạm ISS và ngày càng cách xa trạm. Các nhà điều khiển chuyến bay khẳng định nó không còn gây nguy hiểm cho ISS.

Chiếc túi đựng dụng cụ này có cỡ bằng một balô và đây là món đồ to nhất từng bị mất khi các phi hành gia làm việc trong vũ trụ. Theo ước tính của NASA, túi đồ này trị giá khoảng 100.000 USD.

Phi thuyền Endeavour cất cánh từ trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida hôm 15/11 để thực hiện sứ mệnh kéo dài 15 ngày. Các phi hành gia sẽ thực hiện 4 chuyến đi bộ ngoài không gian để sửa chữa hệ thống hấp thu năng lượng mặt trời trên trạm ISS.

Họ còn có nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị mới trên trạm như phòng vệ sinh mới, nhà bếp, dụng cụ thể dục, phòng ngủ có tổng trọng lượng 6.350 kg, nhằm mở rộng trạm ISS đủ đáp ứng cho 6 người làm việc từ tháng 5/2009 thay cho 3 như hiện nay.

Đây là chuyến bay thứ tư và cũng là cuối cùng trong năm 2008 của Mỹ. NASA có kế hoạch sẽ thực hiện thêm 10 chuyến bay nữa của các tàu vũ trụ trước khi đội tàu không gian của họ hết hạn sử dụng vào năm 2010.
Từ khóa liên quan:

không gian

iss

phi hành gia

vũ trụ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News