Núi lửa cao hơn 2.300m nhô lên giữa mây
Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp bức ảnh ấn tượng về hòn đảo núi lửa không người ở tại Thái Bình Dương.
Đảo Atlasov trông vô cùng nổi bật giữa những đám mây trắng khi nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), SciTechDaily hôm 10/1 đưa tin. Bức ảnh do một thành viên thuộc Đoàn thám hiểm 64 chụp vào tháng 8/2019.
Đảo núi lửa Atlasov nhìn từ không gian. (Ảnh: NASA Earth Observatory).
Hình thành từ núi lửa Alaid cao hơn 2.300m, đảo Atlasov nằm gần cực nam của bán đảo Kamchatka, Thái Bình Dương. Những tia mảnh tỏa ra từ đỉnh núi Alaid và chạy dọc theo sườn dốc là khe rãnh do nước dạng lỏng và băng tạo nên. Chúng kéo dài tới đường bờ biển và được tô điểm bởi tuyết trắng. Trong ảnh, bờ biển đã bị những đám mây thấp che khuất.
Vùng màu nâu gần đỉnh núi gần như là đất trống do vách đá dốc và băng tuyết mùa đông ở độ cao lớn. Dưới sườn núi, nơi có nhiều cây cối sinh trưởng, một số chóp nón ký sinh xuất hiện. Những chóp nón nhỏ này là nơi magma đổi hướng để phun lên bề mặt. Khu vực xung quanh cụm chóp nón phía tây bắc không có cây cối do ảnh hưởng của vụ phun trào năm 1972.
Đảo Atlasov thực tế không tách biệt như trong ảnh. Nó là một phần của quần đảo núi lửa Kuril trải dài từ đông bắc Nhật Bản đến Kamchatka. Quần đảo nằm trên đường ranh giới, nơi các mảng kiến tạo Okhotsk và Thái Bình Dương hội tụ. Tại ranh giới này, mảng Thái Bình Dương chắc và đặc hơn trượt xuống dưới mảng Okhotsk, khiến núi lửa hình thành. Núi lửa Alaid vẫn đang hoạt động. Các nhà khoa học ghi nhận nó phun tro bụi vào tháng 9/2019.

Kỳ lạ cảnh tượng mặt biển "bốc khói trắng" ngùn ngụt vì trời quá lạnh
Do sự chênh lệnh nhiệt độ cao giữa nước biển và nhiệt độ trong không khí nên đã tạo ra những làn khói trắng.

Sáng chế "biến" tảo lam độc hại thành bột protein
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát triển công nghệ biến tảo lam độc hại trên hệ thống sông ngòi thành bột protein thân thiện với hiệu quả giải độc cao.

Phát hiện 2.000 mảnh nhựa tại khu khảo cổ từ thời Đồ Sắt
Theo một nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học đã tìm thấy " dấu vết" của nhựa tại một công trình khảo cổ có niên đại từ Thời kỳ Đồ sắt (Iron Age).

Phân biệt rét đậm, rét hại, rét ẩm, rét khô: Kiểu rét nào "đáng sợ" nhất?
Chúng ta thường nghe các thuật ngữ rét đậm, rét hại... trong các bảng tin dự báo thời tiết, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các kiểu rét này.

Tìm ra phương pháp làm chậm sự tan chảy các sông băng
Bao phủ những sông băng trong những “tấm chăn” khổng lồ có thể là biện pháp hiệu quả nhằm làm chậm lại sự tan chảy của băng đang thu hẹp nhanh chóng.

Vòm dung nham cao 5m trên miệng núi lửa
Camera theo dõi ghi hình đài phun hình vòm rộng 10m xuất hiện trong hồ dung nham sâu gần 200 m.
