Khai quật đồng xu Trung Quốc thời Trung cổ ở… Vương quốc Anh

Một đồng xu Trung Quốc phát hành trong thời Trung cổ đã được phát hiện ở Vương quốc Anh.

Điều này khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì không rõ bằng cách nào mà sản phẩm của Trung Quốc thời trung cổ này lại ở miền nam nước Anh.

Đồng xu hợp kim đồng 25mm được xác định có từ triều đại nhà Tống và được phát hành lần đầu tiên từ năm 1008 đến năm 1016 sau Công Nguyên dưới triều đại của Hoàng đế Tống Chân Tông. Đồng xu chỉ được khắc ở một mặt, có hình tròn và một lỗ hình vuông ở giữa, cho phép các đồng xu được xâu chuỗi lại với nhau.


Đồng xu này được phát hành dưới triều đại của hoàng đế Tống Chân Tông.

Bất thường nhất đó là nó đã được khai quật tại Buriton ở Hampshire, khoảng 14km từ bờ biển phía nam của Vương quốc Anh.

Tiến sĩ Caitlin Green, một nhà sử học tại Đại học Cambridge ở Anh, đã viết một bài đăng trên blog mô tả khám phá này và lập luận rằng đồng xu có khả năng không bị rơi bởi một nhà sưu tập thời hiện đại.

Đầu tiên, đồng xu được phát hiện trong một cánh đồng chứa đầy các hiện vật thời Trung cổ, bao gồm đồng xu của Vua John được đúc tại London vào năm 1205-7, một đồng xu bị cắt có niên đại từ năm 1180 đến năm 1247, mảnh vỡ của các kim khí thời trung cổ hoặc hậu trung cổ, hai đồng tiền thế kỷ XVI.

Hơn nữa, các nhà khảo cổ học trước đây đã phát hiện ra một đồng xu khác của triều đại Bắc Tống ở Anh. Đồng xu mới được phát hiện cũng được tìm thấy ở cùng khu vực với đồ gốm Trung Quốc nhập khẩu thời trung cổ duy nhất được xác nhận từ thế kỷ XIV.

Vì nó tương đối gần với bờ biển, không quá sức tưởng tượng để tin rằng khu vực này có một số mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến vận tải toàn cầu.

Cũng cần lưu ý rằng các đồ tạo tác của Trung Quốc đã được tìm thấy trên nhiều nơi trên thế giới, cụ thể là dọc theo đường bờ biển của Ấn Độ, bán đảo Ả Rập, Đông Phi và Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, có bằng chứng về việc châu Âu và Trung Quốc hòa nhập xa hơn nhiều so với điều này. Ví dụ, người ta thường biết rằng những người La Mã giàu rất thích lụa từ thời Hán của Trung Quốc. Con đường tơ lụa nổi tiếng cũng là một mạng lưới các tuyến đường thương mại kết nối hàng hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long có họ với... gà?

Khủng long có họ với... gà?

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 07/02/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 21/01/2025
Những điều nhầm tưởng về khủng long

Những điều nhầm tưởng về khủng long

Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News