Phát hiện nguyên nhân "tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc"

Các nhà khoa học cho biết họ có thể đã khám phá ra lý do tại sao căng thẳng khiến tóc chuyển sang màu trắng và có một cách tiềm năng để ngăn chặn điều này xảy ra mà không cần đến thuốc nhuộm.

Theo BBC, trong các thí nghiệm trên chuột, các tế bào gốc kiểm soát màu da và tóc bị hư hại sau khi căng thẳng quá độ. Trong một phát hiện tình cờ, những con chuột lông sẫm chuyển sang màu trắng hoàn toàn trong vòng vài tuần.

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Brazil cho biết phát hiện này rất cần khám phá thêm để phát triển một loại thuốc ngăn rụng tóc do lão hóa.

Phát hiện nguyên nhân tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc
Nguyên nhân bạc tóc chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên và gene.

Đàn ông và phụ nữ có thể bạc bất cứ lúc nào từ giữa tuổi 30. Mặc dù nguyên nhân bạc tóc chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên và gene, nhưng căng thẳng (stress) cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Có điều các nhà khoa học không rõ chính xác căng thẳng ảnh hưởng đến các sợi tóc như thế nào.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature do các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo và Harvard thực hiện. Họ tin rằng những tác động này có liên quan đến các tế bào gốc melanocyte, sản sinh ra melanin và chịu trách nhiệm cho màu tóc và da.

Và trong khi thực hiện thí nghiệm trên chuột, họ tình cờ phát hiện ra bằng chứng cho nguyên nhân bạc tóc do stress.

Giáo sư Ya-Cieh Hsu, tác giả nghiên cứu từ Đại học Harvard cho biết: "Giờ đây, chúng tôi biết chắc chắn rằng căng thẳng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi đối với làn da và mái tóc và cách thức hoạt động của nó".

"Tổn hại vĩnh viễn"

Phát hiện nguyên nhân tại sao căng thẳng lại khiến tóc bạc
Căng thẳng khiến tất cả các tế bào gốc tái tạo sắc tố đã bị mất ở chuột.

Những cơn đau ở chuột kích hoạt giải phóng adrenaline và cortisol, khiến tim chúng đập nhanh hơn và huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra căng thẳng cấp tính. Quá trình này sau đó đẩy nhanh sự suy giảm của các tế bào gốc sản sinh ra melanin trong nang lông.

Giáo sư Hsu nói: "Tôi nghĩ căng thẳng có hại cho cơ thể. Nhưng tác hại của căng thẳng mà chúng tôi phát hiện ra ngoài những gì tôi tưởng tượng. Chỉ sau một vài ngày, tất cả các tế bào gốc tái tạo sắc tố đã bị mất. Một khi chúng biến mất, bạn không thể tái tạo sắc tố nữa - tổn thương là vĩnh viễn"..

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng họ có thể ngăn chặn những thay đổi nói trên bằng cách cho chuột uống thuốc chống tăng huyết áp, điều trị huyết áp cao.

Bằng cách so sánh gene của những con chuột bị stress với những con chuột khác, họ có thể xác định được loại protein liên quan đến việc gây ra tổn thương tế bào gốc do căng thẳng.

Khi protein này - kinase phụ thuộc cyclin (CDK) - bị ức chế, việc điều trị cũng ngăn chặn sự thay đổi màu lông của chúng. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà khoa học giúp trì hoãn sự khởi phát của tóc bạc bằng cách nhắm mục tiêu CDK bằng một loại thuốc.

Giáo sư Hsu nói: "Những phát hiện này không phải là phương pháp chữa trị hay điều trị tóc bạc. Khám phá của chúng tôi, được thực hiện trên chuột, mới chỉ là bước khởi đầu của một hành trình dài tìm kiếm biện pháp can thiệp cho con người".

Bà nói: "Nó cũng cho chúng ta thấy rõ về việc căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể như thế nào".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao con trai lại vỡ giọng khi dậy thì?

Tại sao con trai lại vỡ giọng khi dậy thì?

Tuổi dậy thì vốn đi kèm với những khoảnh khắc đáng xấu hổ không thể tránh khỏi, nhưng những bé trai còn phải đối mặt với một dấu hiệu rất rõ rệt cho thấy cơ thể mình đang thay đổi: vỡ giọng.

Đăng ngày: 31/12/2020
Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?

Tại sao chim không rơi khỏi cành cây khi ngủ?

Đôi khi những sự việc tưởng chừng đơn giản nhất lại khó giải thích nhất. Cách những con chim giữ thăng bằng cơ thể khi ngủ trên cây là một trong những bí ẩn như vậy

Đăng ngày: 29/12/2020
Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông?

Vì sao da dễ khô rát đỏ mùa đông?

Da khô thiếu nước, thiếu độ ẩm dễ bị kích ứng hoặc phát ban khi thời tiết lạnh, nhất là với người mắc bệnh chàm, viêm da, hen suyễn...

Đăng ngày: 25/12/2020
Vì sao người Nga đón Giáng sinh vào tháng 1?

Vì sao người Nga đón Giáng sinh vào tháng 1?

Thay vì đón giáng sinh vào đêm 24 và cả ngày 25/12 như các nước trên thế giới, người dân xứ sở bạch dương lại chọn ngày 7/1.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tại sao một số loài động vật sở hữu nọc có độc tính cao đến mức chính chúng cũng không dùng được?

Tại sao một số loài động vật sở hữu nọc có độc tính cao đến mức chính chúng cũng không dùng được?

Chúng ta đều đã từng nghe những câu chuyện về những con rắn, sứa hay bọ cạp với loại độc chết người.

Đăng ngày: 21/12/2020
Vì sao hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn?

Vì sao hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn?

Chắc hẳn ai có con cũng đều hiểu rõ cảnh tượng những đứa trẻ khóc ré lên lúc 3 giờ sáng. Các ông bố, bà mẹ phải lê thân xuống giường và dỗ dành hay hát ru để chúng quay trở lại giấc ngủ.

Đăng ngày: 19/12/2020
Vì sao không nên gọi nước uống đóng chai là nước suối?

Vì sao không nên gọi nước uống đóng chai là nước suối?

Nhiều người tiêu dùng cho rằng tất cả nước uống đóng chai trên thị trường đều như nhau, gọi chung là “nước suối” hay “nước lọc”. Tuy nhiên, đây là cách gọi không chính xác.

Đăng ngày: 18/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News